Sunday, March 26, 2017

Ngoại Trưởng Mỹ Dồn Chủ Tịch TC - Vi Anh


Inline images 1

Chuyến công du Á châu Thái bình dương đầu tiên của tân Ngoại Trưởng Tillerson Mỹ 4 ngày, Ông dành cho TC hai ngày. Hai ngày đầu tại Nhựt và Nam Hàn chánh yếu là trấn an, cam kết bảo vệ đồng minh Nhựt, Nam Hàn, dàn xếp việc bố trí dàn hỏa tiễn THAAD và thăm khu phi quân sự. Công việc tương đối dễ dàng giữa những đồng minh trụ cột với nhau, nói năng và làm việc đầy tình nghĩa, thông cảm với nhau. Với TC thì khác, phải dùng bộ thần kinh cứng như dây thừng, bộ óc sắc sảo đấu trí, đương đầu với TC. Căng còn hơn mấy chục năm làm CEO cho Exxon Mobil đi cả 40 nước đàm phán các hợp đồng cho đại công ty của Mỹ. Vì trong kinh doanh thương lượng sai một khế ước chỉ hại cho công ty, còn trong ngoại giao sai sót, lầm lẫn là hại cho cả một nước. Vì vậy ở nước nhà Mỹ TT Trump cũng tiếp sức cho Ngoại Trưởng Tillerson trong ván cờ đấu với Chủ Tịch Tập cận Bình của TC. Vì mưu bất hoạch là di hại, làm chánh trị, ngoại giao không phải làm báo, làm tin cần hấp dẫn, nên Ngoại Trưởng công du Á châu Thái bình dương không mời đoàn báo chí ngoại giao, chỉ đi Air Force 3, loại máy bay nhỏ hơn thường lệ và chỉ cần một phóng viên thôi.

Khác với báo chí của Nhựt rất dị ứng với TC vì nhiều tiền cừu hậu hận. Như tờ Japan Times nhìn cuộc gặp gỡ của Ngoại Trưởng Tillerson với Chủ Tịch Tập cận Bình, coi Ngoại Trưởng Tillerson như dưới cơ của Tập cận Bình. Trái lại báo Pháp như tờ Les Echos phân tích cuộc gặp gỡ của Ngoại Trưởng Tillerson là một vở kịch ngắn «ba hồi», được đài phát thanh quốc tế RFI của Pháp ngày 20-3-2017 điểm báo.

Báo này nói một vở kịch là tức là nói có người viết, người diễn và đạo diễn, tức không ai khác là TT Trump, Ngoại Trưởng và quí vị phụ tá về TQ sự vụ của nội các Trump.
Inline images 2

Hồi 1: Trước khi đi TQ, tại Hàn Quốc, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố Mỹ hết «kiên nhẫn chiến lược» với CS Bắc Hàn, giờ đây mọi giải pháp mới sẽ được xem xét, trong đó không loại trừ «biện pháp quân sự», nếu Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân «đến mức» Washington cho rằng cần phải phản ứng.

Hồi 2: Từ nước nhà ở Mỹ, chỉ ít giờ sau phát biểu của Ngoại trưởng, TT Trump tung lên Twitter một thông điệp cáo buộc Bắc Kinh «ít nỗ lực» để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Hồi 3: Cùng tắc biến, biến tắc thông là binh thư Tôn Tử của Trung Hoa, từ Ngoại Trưởng TC đến Chủ Tịch Bình đối với Ngoại Trưởng Tillerson đều nói những lời êm đẹp, xây dựng. Khi Ngoại Trưởng Tillerson gặp gỡ Chủ Tịch Tập cận Bình, Ông ấy khen Ngoại Trưởng Mỹ "Ngài đã nói rằng quan hệ Trung - Mỹ chỉ có thể là thân thiện và tôi đánh giá cao điều này". Ông Tập còn cho biết thêm Ông đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ nhiều lần."Chúng tôi đều kỳ vọng một kỷ nguyên mới cho sự phát triển mang tính xây dựng. Bầu không khí tốt chuẩn bị mở đường cho chuyến Ô Tập sang Mỹ gặp tay đôi đầu tiên giữa hai nguyên thủ Mỹ-Trung tại Mar-a-Lago, Florida. Các hồ sơ nóng bỏng về nguyên tử và hỏa tiễn của Bắc Hàn, tư cách của Đài Loan, và các tranh chấp ở Biển Đông, hợp tác kinh tế, cả hai Ông không ai đề cập tới trong cuộc hội kiến này. Mà dành cho hai lãnh đạo thương thảo. Tin Reuters sau đó khi Ô Tillerson rời Bắc Kinh với những lời hứa cùng hợp tác của Trung Quốc trên hồ sơ nguyên tử của Bình Nhưỡng.

Riêng việc mời TT Trump chọn tư dinh của Ông để tiếp đón Chủ Tịch Bình đi Florida họp thay vì tại Toà Bạch Ốc theo nghi thức ngoại giao long trọng cho thấy một kiểu TT Trump và Tillerson dồn Chủ Tịch Bình vào thế mất mặt coi như gặp gỡ riêng tư, tại nơi riêng tư của Ô. Trump, chớ không phải tại toà Bạch Ốc, biểu tượng của chánh quyền Hoa Kỳ. Nhưng bằng những lời lẽ quen thuộc, êm tai đối với Chủ Tịch Bình với CS. Đối chiếu cách TT Trump tiếp Thủ tướng Nhựt tại Toà Bạch Ốc, đàm đạo quốc sự trong Phòng Bầu Dục của Tổng Thống, rồi TT Trump dùng Air Force One chở Ông Bà Abe đến tư dinh của Ô Trump ở Florida nghỉ cuối tuần; so sánh kiểu TC không cho cầu thang lớn ráp vào Air Force One để TT Obama phải xuống cửa sau khi đến TC, không có thảm đỏ, phải khép nép đi tránh đường bùn, mật vụ TC còn hò hét đoàn báo chí Mỹ cố đi sát tổng thống của mình để lấy tin bị mật vụ TC quen thói côn đồ la hét bảo đây là đất TQ phải nghe lịnh của công lực TQ, đến đổi Bà Cố vấn Mỹ phải lên tiếng chống lại - thì sẽ thấy ý nghĩa TT Trump và lời nói của Ngoại Trưởng Mỹ êm tai Chủ Tịch Bình nhưng mặc thị dồn Chủ Tịch Bình vào hoàn cảnh gì trong cuộc gặp gỡ TT Trump đầu tiên.

Nhưng ngôn từ Ngoại Trưởng Tillerson dùng chữ khi nói chuyện với Chủ Tịch Bình gây dị ứng làm cho tờ báo Nhựt chỉ trích, cũng dễ hiểu. Nhựt vốn là tiền cừu hậu hận với quân Tàu như người Mỹ gốc Việt với CS và quân Tàu. Tờ The Japan Times của Nhật chỉ trích Ngoại Trưởng Tillerson, nói «Lãnh đạo ngoại giao Mỹ đã vô tình tạo cho Trung Quốc một mối quan hệ đại cường mới?». Ô. Tillerson đã sử dụng các cụm từ và ngôn ngữ thường được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng. Như "xây dựng trên nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và luôn tìm kiếm các giải pháp có lợi cho cả hai bên" - là những ngôn từ thường được Bắc Kinh sử dụng và điều đó đã làm một số chuyên gia ngạc nhiên. Japan Times cũng nhắc các phương tiện truyền thông Nhà nước của Trung Quốc cũng đã đăng nhiều bài ca ngợi những tuyên bố ông của Tillerson, nói rằng Ngoại trưởng Mỹ đã "ngầm thừa nhận mô hình quan hệ đại cường mới» của Bắc Kinh. Ngay cả Hoàn Cầu Thời Báo, nổi tiếng với giọng điệu dân tộc chủ nghĩa cực đoan, cũng nhấn mạnh rằng Tillerson đã hai lần đề cập đến "nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi", trong khi chính quyền Obama trước đây không hề nói đến điều này.

Theo The Japan Times, các đồng minh của Mỹ trong khu vực, cụ thể là Tokyo và Seoul, đã rất lo lắng theo dõi cách thức mà chính quyền Trump đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng mạnh.

Khi được hỏi là phải chăng Tillerson muốn bắn một tín hiệu cho Bắc Kinh bằng cách diễn đạt với những ngôn từ gần như giống hệt nhau, phát ngôn viên Mark Toner của Bộ Ngoại giao nói rằng Ngoại trưởng Mỹ chỉ cố chuyển tải một điều là Hoa Kỳ cũng muốn có một quan hệ «thẳng-thắn» với Trung Quốc.

Nhưng Japan Times cũng vô tư. The Japan Times phân tích gần như chắc chắn ông Tillerson đã tỏ thái độ cứng rắn hơn khi hội đàm kín với giới lãnh đạo Bắc Kinh, nên việc sử dụng những ngôn từ nói trên có lẽ là nhắm để cho Trung Quốc vớt vát thể diện.

Trong một tuyên bố, Tillerson đã thể hiện quan điểm cứng rắn của ông với Trung Quốc khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tôn trọng "trật tự dựa trên luật lệ để giải quyết các tranh chấp lãnh hải và tự do hàng hải và hàng không". Đây là một cách để duy trì nguyên trạng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, và cũng nhằm để trấn an thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người cũng có đường lối cứng rắn trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc trên hai vùng biển đó.

Theo một chuyên gia được tờ The Japan Times trích dẫn, tuy Trung Quốc rất vui mừng với cử chỉ hợp tác của Tillerson, Bắc Kinh không ngây thơ đến mức nghĩ rằng những khác biệt sâu sắc giữa hai bên sẽ biến mất như có "phép mầu".

Và thực vậy, nhiệm vụ của Ngoại Trưởng Tillerson trong chuyến đi này là siết chặt tình đồng minh với Nhựt và Nam Hàn trong việc đối phó với CS Bắc Hàn. Ông rất thành công về ngoại giao với chánh quyền và quân đội của hai đồng minh trụ cột này. Tại Nam Hàn Ông ra tận khu phi quân sự để thị sát, thăm quân nhân, chứng tỏ cho CS Bắc Hàn thấy tinh thần gắn bó của Mỹ Hàn không gì lay chuyển được trên mặt trận ngoại giao và quân sự.

Tại TC, Chủ Tịch Tập cận Bình long trọng tiếp Ông tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Là một người đàm phán kinh nghiệm già dặn, Ông phải lựa lời nói sao có thể đưa Chủ Tịch Bình vui vào nơi TT Trump chọn là tư dinh riêng. Còn trong ngoại giao chánh trị hay đời thường những chuyện tối quan trọng ít ai mở lời trong cuộc gặp gỡ đầu tiên. Chủ trương, chính sách ban đầu là do tổng thống quyết định, ngoại giao chỉ là người thực hiện. Đối với nội các chuyến đi của Ngoại Trưởng Tillerson là một thành công./. (VA)

San Nguyễn chuyển

No comments: