Thursday, October 13, 2016

Giao Chỉ, San Jose. Trump & Clinton behind the scene & Bầu cử ở San..Jose.



Tranh cử tại Hoa Kỳ 2016 Và luôn luôn trong nhưng kỳ tranh cử ồn ào gay cấn, các tay nghệ sĩ Hoa Kỳ vẫn có sáng kiến làm bầu không khí nhẹ nhàng đồng thời bầy tỏ quan điểm coi thường một biến cố trọng đại của quốc gia. Mấy năm trước là hình ảnh điệu luân vũ tuyệt vời của Obama và cô thống đốc Alaska. Năm nay là đoạn phim song ca của cậu Donald và cô Hillary. Vô cùng xuất sắc. Xin mở Youtube cuôi bài. 

Giao Chỉ, San Jose.

Bầu cử ở San..Jose. 

Chúng tôi vừa nhận được tin vui. Bà phóng viên truyền hình và Radio người Mỹ hỏi tôi lý do nào mà cử trí Việt Nam ghi danh đi bầu khá đông đảo. Tôi hỏi thêm tin tức bà cho biết thống kê của quận hạt Santa Clara ghi nhận cử tri gốc Việt chỉ có hơn 11% mà số ghi danh cao hơn tỷ lệ dân số. Cao hơn cả các sắc dân khác mà đặc biệt cử tri cao niên hăng hái hơn tuổi trẻ. Bà hỏi tôi bao nhiêu tuổi. Chúng tôi hân hạnh trả lời rằng đã ngoài 80 và đang nằm trong con số thống kê đáng hãnh diện tại địa phương. Lý do rất đơn giản. Số người gốc Việt ra tranh cử càng đông thì số cử tri ghi danh và đi bầu càng cao. Có sự lo ngại người Việt tranh cử đông đảo sẽ chia phiếu. Đó không phải là điều đáng lo ngại. Càng ra tranh cử nhiều chắc chắn số lượng cử tri ghi danh đi bầu càng cao. Sức mạnh của cộng đồng là sự hiện diện đông đảo. Riêng quý vị cao niên đang trong tuổi về hưu ngày rộng tháng dài rất lưu ý đến quyền lợi dân sinh. Đã từng trải qua một thời chinh chiến nên lại quan tâm đến chính trị. Rất chịu khó ghi danh đi bầu, đó là chuyện dễ hiểu. Bà phóng viên lại hỏi thêm là lý do nào mà lại có hiện tượng người Việt không bầu cho người Việt như trường hợp chức vụ dân biểu tiểu bang CA giữa cô Việt Nam Madison và anh nghị viên gốc Ấn Độ. Tôi cho rằng các cử tri gốc Việt đã có mặt tại Hoa Kỳ gần nửa thế kỷ nên không còn hiện tượng tự động người Việt bầu cho người Việt. Cử tri có nhiều tin tức và ý kiến khác biệt, tình tự thương ghét trải qua nhiều năm với các ứng cử viên nên có thể không bắt buộc bầu theo tình đồng hương. Đôi khi sự thương ghét lại còn gia tăng chỉ vì cùng sắc tộc. Chuyện này cũng là hiện tượng chung của nhiều sắc dân, người Việt không ngoại lệ. Tuy nhiên cử tri gốc Việt cũng vẫn có rất nhiều khuynh hướng. Tôi đã trả lời truyền thống Mỹ như vậy nhưng trong chỗ riêng tư, quả thực tình cảm Việt Nam trong cuộc bầu cử ghế dân biểu 25 vào hạ viện Cali rất đáng cho đồng hương suy nghĩ. Thông thường nếu không ủng hộ người nào ta chị nhẹ nhàng không bỏ phiếu cho đương sự. Nhưng nếu đã hành động quyết liệt hơn, chắc hẳn quý vị đã phải cân nhắc cẩn thận và có lý do riêng rất chính đáng. Nhiều bạn bè thân hữu của chúng ta quyết liệt ủng hộ ứng cử viên gốc Ấn và chống đối ứng cử viên gốc Việt rất mãnh liệt. Có cả ông niên trưởng hàng xóm của chúng tôi là tướng Nguyễn Khắc Bình. Quan trọng hơn cả là cô Vân Lê và anh Đỗ Thành Công là các ứng cử viên không được vào chung kết kỳ vừa qua, nay dồn nỗ lực và ảnh hưởng với số phiếu đáng kể cho ứng cử viên gốc Ấn để chống lại ứng cử viên đồng hương gốc Việt. Quý vị này các chắn đã phải suy tư cân nhắc vì đây là một quyết định chính trị rất đặc biệt. Phía người Việt ủng hộ ứng cử viên Madison gốc Việt cũng có các chiến hữu của tôi là ông đại tá Trần Thanh Điền vốn rất hiền lành kín tiếng và ông trung tá phát ngôn rất rộng rãi là Nguyễn Mộng Hùng tức Hùng Xùi. Cả hai ông bạn của chúng tôi xem ra cũng phải suy nghĩ rất nhiều mới chọn con đường gai góc mà đi. Kết quả sau cùng nếu ông Ấn độ lên Sacramento, chắc hẳn cộng đồng Việt cũng không có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên nếu cô dân biểu gốc Việt thắng cử lên thủ đô CA thì trên đó hiện có một cô gốc Việt đang là nghị sĩ duy nhất của cộng đồng chúng ta. Chuyện gì sẽ xảy ra. Hai cô sẽ hợp tác làm việc bên nhau chăng. Không. Chúng tôi e rằng trên thủ đô tiểu bang CA, đại diện của cộng đồng chúng ta sẽ có cả mặt trăng và mặt trời

Bầu..cử..Tổng..Thống..Hoa..Kỳ: 

Suốt cả năm nay chúng ta theo dõi cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc. Phần lớn đều ghi nhận là cả hai đảng đều không có những ứng cử viên sáng giá. Sân khấu tranh cử càng về khuya hai bên đều đưa ra các tin tức tệ hại bôi xấu đối phương. Tin đúng và tin sai, tất cả đều làm nản lòng cử tri. Báo chí nói là trận chiến chụp mũ và lăng mạ. Càng về đoạn cuối càng tàn nhẫn. Tranh luận không còn xét qua đường lối đối nội và đối ngoại. Không quan tâm về giáo dục, y tế, ngoại giao, quốc phòng và kinh tế. Tất cả xoay quanh bôi xấu về đạo đức, tham nhũng, gian dối và tình dục. Báo chí cũng chia phe và sự thiên vị đã rõ ràng. Mỗi bên đều chạy tin và bình luận một chiều. Thậm chí thăm dò dư luận cũng không có kết quả chính xác và lương thiện. Cử tri đóng vai khán giả hoàn toàn bị hoang mang không biết đâu là sự thực. Ngày xưa, vào thời kỳ tổng thống Carter của đảng Dân chủ tranh cử nhiệm kỳ 2 với ông Reagan của đảng Cộng Hoà. Năm đó xem ra Hoa Kỳ dường như thiếu nhân tài, tay bỉnh bút châm biếm số 1 của nước Mỹ là ông Art Buchwald đã mỉa mai rằng. Hoa kỳ hết người rồi nên phải để cho ông Carter bán đậu phọng mà tranh cử với Reagan, tay kép hát hạng B tranh chức tổng thống. Những sự thực sau này ông Reagan đã trở thành vị tổng thống lừng lẫy của Hoa Kỳ. Bây giờ thiên hạ lại có thể than thở là nước Mỹ ở thời kỳ không còn nhân tài nên phải để cho một anh điên khùng tranh cử với bà già gian trá. Sự thực đây chính là sức mạnh của nước Mỹ. Hiện tượng Donald Trump là một cuộc cách mạng của chính trường Hoa Kỳ. Cuộc tranh cử đi ra ngoài khuôn phép thường lệ để một lần phá vỡ vỏ bọc đạo đức của dân Mỹ. Dù ngông cuồng và vô lý, Trump đã nói lên tiếng nói của khối da trắng trung lưu tại các tiểu bang Trung Mỹ từ lâu vẫn bị dồn nén chịu đựng vì tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng bác ái của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Trump chính là tiếng nói xả hơi vô tội vạ đã vượt qua khuôn phép chính trị căn bản của nước Mỹ..Sau này bà Clinton lên cầm quyền sẽ phải lưu ý đến những ý kiến dù hết sức tiêu cực, công phẫn nhưng chính là suy tư thầm kín của người Mỹ trung lưu vốn là lớp người đang phải nuôi cả thành phần tư bản trên cao và những người lợi tức thấp bên dưới.

Cử tri gốc Việt. Sau cùng chúng tôi xin gửi đến quý độc giả một số tin tức thống kê ghi nhận từ tác giả Quang Huy trên internet. Theo khảo sát mới công bố của National Asian American Survey cho thấy trong các cử tri gốc Việt có 41% sẽ bầu cho Hillary Clinton và 16% sẽ bầu cho ông Trump. Điều này trái với truyền thống của cử tri gốc Việt là ủng hộ đảng Cộng hòa. Tuy vậy, tỷ lệ trên vẫn thấp hơn so với tỷ lệ của tổng số người Mỹ gốc Á. Đa số người Mỹ gốc Á sẽ bầu cho bà Clinton với tỷ lệ là 55%, chỉ có 14% là bầu cho ông Trump.

Với riêng với cử tri gốc Việt thì có sự đổi đảng quan trọng. Trước đây họ có truyền thống ủng hộ đảng Cộng Hòa. Trong cuộc bầu cử năm 2012, tỷ lệ Cộng Hòa và Dân Chủ của các cử tri gốc Việt là 36% và 32%.Coi như gần bằng nhau. Tuy nhiên đến kỳ bầu cử năm nay, khảo sát cho thấy con số Cộng Hòa – Dân chủ là 29% - 45%. Như vậy người Việt đã bắt đầu bỏ đảng Cộng Hoà chuyển qua Dân Chủ

Thương yêu hay ghét bỏ.

Bao nhiêu người ghét ông Trump.. Dân Á châu ghét Trump lên đến 67% trong khi cả nước Mỹ chỉ có 53% ghét bỏ. Đáng ngạc niên là người Việt ghét ít nhất chỉ có 43%. .Bao nhiêu người ghét Hillary Clinton. Toàn nước Mỹ có 39% ghét bà so với Việt Nam ghét nhiều hơn lên đến 49%. Kết quả đáng ngạc nhiên?

Mặc dù ông Trump đang bị nhiều chuyện sai lầm đuoc phơi bày vào giờ chót nhưng cũng chỉ thua bà Clinton trên dưới có 5 điểm. Hệ thống bầu cử của nước Mỹ cũng vẫn chưa toàn hảo nhưng không thể thay đổi. Chủ trương được ăn cả, ngã về không đã làm cho nhiều tiểu bang Hoa Kỳ kết quả không được lưu tâm.. Các tiểu bang đã có sinh hoạt đảng phái từ trăm năm qua gần như không thể thay đổi kết quả vì đang dính chặt với mỗi bên. Cali là dân chủ của Clinton. Texas là cộng hòa dành cho ông Trump. Thắng bại chỉ còn nằm trong tay mấy tiểu bang bản lề thay đổi ý kiến hàng năm.. Sau cùng, mặc dù có chút gian dối, mánh mung nhưng nhiều phần Hoa Kỳ sẽ có nữ tổng thống sau gần 300 lập quốc. Với bà Clinton, thế sự sẽ không có nhiều thay đổi.

Lyrics: Both: I've had the time of my life / No I never felt this way before / Yes I swear it's the truth / And I owe it all to you… Full lyrics on Google Play Music



Released: 1987






No comments: