Monday, December 30, 2013

NHỮNG CUỘC XỬ TỬ CỦA CỘNG SẢN BẮC HÀN_Trúc Giang

1* Mở bài



“Triều Tiên vẫn là một quốc gia bí ẩn và ít được biết tới, nơi có đủ không gian cho người ta tưởng tượng”, nhà phê bình điện ảnh Kim Sun-Yub phát biểu, vì thế tin tức của Bắc Hàn được thu nhận từ Nam Hàn, Nhật, Hồng Kông và Trung Cộng, do đó có những điều trái ngược nhau.
Cộng Sản Bắc Hàn cai trị bằng khủng bố, nên những vụ xử bắn làm gương được dùng như biện pháp làm ổn định trật tự xã hội.
Có điều kỳ lạ là quần chúng nhân dân lại tôn vinh những tên bạo chúa, đồ tể, tay đã vấy máu của chính đồng bào của họ.

2*Vụ xử tử gây chấn động thế giới của Cộng Sản Bắc Hàn

Jang Song-thaek bị 2 cảnh vệ lôi khỏi phiên họp Bộ Chính trị mở rộng đảng Lao động Triều Tiên ngày 8/12/2013.
Ngày 13-12-2013, báo nhà nước Bắc Hàn đưa tin, người dượng của Kim Jong-un bị xử tử ngày 12-12-2013 ngay sau một phiên tòa ngắn ngủi. Theo thủ tục thì tử tội bị bắn 90 viên đạn từ 3 khẩu súng máy, mỗi khẩu 30 viên.
Vụ xử tử làm kinh động truyền thông thế giới bởi hai điểm đáng chú ý, trước hết tử tội là người dượng đã từng được giao phó trách nhiệm làm “nhiếp chánh” và bảo vệ người cháu Kim Jong-un. Kế đó, tử tội là một đệ nhất công thần, một đại tướng nắm quyền lực thứ hai sau “Lãnh tụ xuất sắc” họ Kim.
Chỉ mấy tháng trước ông là một nhân vật đầy quyền lực, nay bị buộc những tội tày trời không thoát khỏi cái chết. Tội danh được liệt kê là: phản bội tổ quốc, phản đảng, phản cách mạng, tham nhũng, “cờ bạc rượu chè trai gái, xì ke ma túy” sống xa hoa trụy lạc kiểu tư sản.
Bắc Hàn là một quốc gia khép kín nên nguyên nhân phạm tội được báo chí nêu ra khác nhau, chung quy là về quyền lực, tranh giành và bảo vệ quyền lực đưa đến thanh trừng nội bộ thường thấy ở các đảng Cộng Sản.
Cũng có ý kiến cho rằng Jang Song-thaek có chủ trương đổi mới về kinh tế, muốn bắt chước theo mô hình kinh tế của Trung Cộng, từ đó gây thế lực chống lại Kim Jong-un.
3* Bản di chúc bí mật của Kim Jong-il

3.1. Jang Song-thaek bị lộ chân tướng

Ngày 11-12-2013, giới chuyên gia Nam Hàn tiết lộ, theo di chúc của cha, Kim Jong-un đã lên kế hoạch trừ khử người dượng Jang Song-thaek vào năm 2011.
Tờ Chosun Ilbo cho biết, năm 2008, khi Kim Jong-il bị đột quỵ thì Jang Song-thaek đã ra tay loại bỏ một số đối thủ trong đảng và cài cắm người của ông vào những vị trí trọng yếu.

3.2. Kế độc của Kim Jong-il

Thấy được mưu đồ của người em rể, Kim Jong-il liền phong cấp tướng 4 sao và đưa Jang vào nắm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, quyền lực thứ hai sau lãnh tụ tối cao, với nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ Kim Jong-un. Bị sa vào bẫy mà không biết, nên Jang không ra tay hành động ngay khi đang có nhiều quyền lực trong tay, khi đứa cháu vợ Kim Jong-un chân ướt chân ráo kế thừa quyền lãnh đạo.

3.3. Di chúc bí mật của Kim Jong-il

Chuyên gia Lee Yun-keol thuộc Trung tâm Chiến lược Hàn Quốc tiết lộ, Kim Jong-il để lại một chúc thư bí mật, cảnh báo về “những kẻ lập bè phái ở hậu trường” và nhấn mạnh “cần phải ứng phó với những phần tử nầy”. Di chúc không nói thẳng tên Jang Song-thaek nhưng gia đình đều biết rõ người đó là ai. Do đó, Kim Jong-un cùng với anh trai Kim Jong-chol, chị gái Kim Sul-song và người cô Kim Kyong-hui (vợ của Jang Song-thaek) đã có kế hoạch bắt giữ ông dượng từ năm 2012.

3.4. Lập đội đặc nhiệm


Kim Jong-chol, là người chỉ huy vụ bắt giữ ông Jang Song-thaek.
Kim Jong-un đã đề bạt và trọng dụng Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Choe Ryong-hae để gây thế lực. Jong-un cùng anh trai gặp gỡ hàng tuần để thiết lập kế hoạch. Một đội đặc nhiệm được thành lập do anh trai Kim Jong-chol chỉ huy, gồm sĩ quan và binh lính trong đội cận vệ.
Đầu tháng 11 năm 2013, đặc nhiệm đã đúc kết bản luận tội và trình lên Kim Jong-un.
Ngày 8-11-2013, Kim Jong-chol dẫn toán đặc nhiệm đến bắt Jang ngay trong buổi họp của Bộ chính trị. Việc bắt người không do cơ quan hữu trách của nhà nước thực hiện, mà do Kim Jong-un thi hành cuộc thanh trừng.
Ngày 9-12-2013, hãng thông tấn nhà nước KCNA (Korean Central News Agency) loan báo ông Jang bị tước hết mọi chức vụ vì những trọng tội: phản bội tổ quốc, phản đảng, phản cách mạng, lạm dụng quyền lực, tham nhũng, phá hoại kinh tế và “bài bạc, rượu chè, trai gái, hút xách, xì ke ma túy, dâm ô, trụy lạc”…
3.5. Dự đoán có hơn 10,000 thân tín sẽ bị thanh trừng

Những phụ tá thân cận của Jang Song-thaek bị xử tử.
Ngày 29-11-2013, Viện Nghiên Cứu Sejong (Nam Hàn) cho biết, hai nhân vật thân tín của ông Jang là hai thứ trưởng Bộ Hành chánh, Ri Young-ha và Jang Su-jin bị xử bắn với tội danh lạm quyền, kéo bè cánh và phủ nhận quyền lãnh đạo của đảng.
Hôm 1-12-2013, đại sứ Bắc Hàn ở Malaysia, ông Jang Yong-chul bị triệu hồi về nước, nhưng ông và gia đình gồm vợ và hai con trai học đại học đã biến mất ở ngôi nhà của họ tại thủ đô Kuala Lumpur.
Để tránh bị thanh trừng nhiều phụ tá thân tín của ông Jang đã đào thoát.
Căn cứ vào vụ cụu Chủ tịch đảng Lao Động Triều Tiên, Hwang Jang-yop, đã đào tỵ sang Nam Hàn và sau đó 3,000 thân tín bị xử tử hoặc giam cầm, trong vụ nầy có thể trên 10,000 thân tín của ông Jang Song-thaek có thể bị thanh trừng. Tin cho biết, ông Jang đã thu nạp khoảng 20,000 thuộc hạ trung thành khi ông nắm quyền lực.
Những người đầu tiên bị thanh trừng có thể là:
-        Đại sứ Bắc Hàn ở Trung Cộng, ông Ji Jao-ryong
-        Bộ trưởng An ninh, ông Choe Pu-il
-        Phó Thủ tướng, Roh Du-chol
-        Bộ trưởng Văn hoá Thể thao, Ri Jong-mu
-        Cựu đại sứ Thụy Sĩ, Ri Su-yong.
3.6. Tóm tắt về Jang Song-thaek

Jang Song-thaek
Jang Song-thaek (hay Jang Sung-thaek, Chang Sung-taek) sinh ngày 2-2-1946. Jang Song-thaek giữ chức Phó Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng, nhân vật thứ hai sau Kim Jong-un. Sau khi Kim Jong-il chết, ông nầy xuất hiện lần đầu tiên mang lon tướng 4 sao. Tháng 12 năm 2013 bị khai trừ ra khỏi quyền lực. Bị bắt ngay tại phiên họp của Bộ Chính trị, trói tay đưa ra toà và bị xử bắn ngay sau khi tuyên án vào ngày 12-12-2013 với một loạt các tội danh, nặng nhất là phản cách mạng, phản đảng, tham nhũng, đồi trụy, xì ke ma túy, cờ bạc và quan hệ bất chánh với phụ nhiều phụ nữ…
3.7. Tóm tắt về bà Kim Kyong-hui
Kim Kyong-hui sinh ngày 30-5-1946, con gái của Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), em của Kim Chánh Nhật (Kim Jong-il), và là bà cô của Kim Jong-un.
Ngày 27-9-2010, bà nầy cùng chồng là Jang Song-thaek và cháu là Kim Jong-un, cả ba cùng một lúc nhảy ngang vào quân đội mang lon cấp tướng 4 sao. Ngày hôm sau, 28-9-2010, bà nhảy vào nắm chức ủy viên Bộ Chính trị đảng Lao Động của Cộng Sản Bắc Hàn.
Đám cưới Jang Kum-song, con gái Jang Song-thaek và Kim Kyong-hui
Bà có đứa con gái tên Jang Kum-song (1977-2006) sống ở Paris theo diện du sinh. Cô nầy bị cha mẹ phản đối hôn nhân với chàng trai Bắc Hàn thường qua lại giữa Bình Nhưỡng và Paris. Lý do là người yêu của cô có “lý lịch không rõ ràng” bị xem là hạ cấp, đó là không thuộc gia đình cách mạng, hạ cấp là xuất thân từ giai cấp địa chủ, tư sản, chống đảng và Thiên Chúa Giáo. Jang Kum-song từ chối lịnh triệu hồi về nước, tự tử bằng thuốc ngủ và rượu mạnh vào ngày 15-9-2006. (29 tuổi)
Tháng 8 năm 2012, sức khoẻ bà Kim Kyong-hui sa sút vì nghiện rượu và bịnh trầm cảm.
Bà và chồng Jang Song-thaek không sống chung nhưng không ly dị. Người đảo tỵ Bắc Hàn cho biết bà nầy đã lẹo tẹo với một thanh niên dạy đàn Piano nhỏ hơn bà 10 tuổi, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì chàng trai biến mất vì bị chồng bà thủ tiêu.
4. Những vụ xử tử của Kim Jong-un

4.1. Kim Jong-un ra lịnh bắn chết tại chỗ những người vượt biên

Ngay sau khi nắm quyền lãnh đạo, Kim Jong-un ra lịnh cho lính biên phòng xả súng bắn vào những người vượt biên. Ngoài ra trang mạng Daily NK của người Bắc Hàn tỵ nạn ở Nam Hàn cho biế, cục An ninh Bắc Hàn ra lịnh trừng phạt 3 đời thân nhân những người vượt biên, biểu hiện sự bất mãn và phản bội tổ quốc XHCN.
Lực lượng biên phòng ở biên giới Bắc Hàn-Trung Cộng, lực lượng Hải quân được lịnh xả súng vào người vượt biên và tàu thuyền nghi ngờ vượt biển.
Tờ Chosun Ilbo (Nam Hàn) cho rằng biện pháp tàn khốc nầy là do bè lũ Bảy tên (Gang of Seven) đứng sau lưng vương triều Kim Jong-un.
“Bè Lũ Bảy Tên” là bảy nhân vật cao cấp nắm giữ những cơ quan quyền lực nhất như ngành an ninh, tuyên truyền và quân đội, mà thế giới được thấy mặt khi họ đi hai bên quan tài của Kim Jong-il, vị trí giành cho nhân vật quyền lực quan trọng, khi họ đi qua đường phố Bình Nhưỡng trong ngày tang lễ.
Báo The Telegraph (Anh) cho rằng đó là lúc 7 nhân vật quyền lực nhất đứng đàng sau ngai vàng của Kim Jong-un, mới bắt đầu bước ra khỏi bóng tối của một quốc gia mà mọi việc đều chìm trong bí mật.
4.2. Số vụ xử tử gia tăng

Ngày 7-12-2013, trang mạng Soha.vn đưa tin một nghị sĩ Nam Hàn, ông Cho Won-jin, tiết lộ số vụ xử tử ở Bắc Hàn gia tăng gấp đôi so với số vụ của năm 2012.  Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và Nhân Quyền Quốc Tế (International Federation for Human Rights) đưa ra thống kê như sau: năm 2013: 80 vụ, năm 2012: 40 vụ, năm 2010: 60 vụ.
4.3. Xử bắn ở nơi công cộng.
Án tử hình ở Bắc Hàn được thi hành bằng xử bắn bằng súng máy ở nơi công cộng, bắt buộc dân chúng phải đến chứng kiến, mục đích răn đe làm gương.
Ngày 13-11-2013, theo báo JoongAng Ilbo thì 80 người bị xử bắn ở nơi công cộng vì những tội nhỏ nhặt như: lén xem truyền hình Nam Hàn, phổ biến hình ảnh khiêu dâm, lưu giữ và phân phát Kinh Thánh. 10,000 người dân ở tỉnh Wonsan bị bắt buộc phải đến sân vận động địa phương Shinpoong đế chứng kiến vụ hành quyết nầy.
Trước đó, một giám đốc 74 tuổi bị xử bắn trước mặt 170,000 người ở sân vận động Suncheon vì ông nầy đã khai gian lý lịch, là trước kia cha ông cũng có tham gia cách mạng và chính ông cũng là một người yêu nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Hãng Fox News cho biết thêm, ông nầy đã đưa mấy đứa con vào làm trưởng ban trong công ty của ông, đồng thời ông dùng điện thoại dưới hầm của công ty liên lạc đường dây quốc tế.
Sau vụ xử bắn, 170,000 người tranh nhau ra về, tạo ra hỗn loạn, dẫm đạp lên nhau làm chết 6 người và 34 người bị thương.
4.4. Giết người còn tệ hơn giết thú vật (Worse than animal slaughter)

Hãng tin Associated Press thuật lại lời của một tù nhân, một người tên Choe Kwang Ho lén rời khỏi nơi đang lao động khoảng 15 phút để bẻ trái cây, bị phát hiện và bị xử tử bằng cách nhét mảnh đá vụng vào người qua cửa miệng.
Một nữ tù nhân mang thai, cô và người yêu bị xử tử ở nơi công cộng. Sau đó, bọn cai tù mổ tử cung lấy bào thai ra đem cho chó của bọn họ ăn.
4.5. Những án tử hình tàn khốc ở Bắc Hàn

Ở Bắc Hàn, những quan chức bị xử tử một cách tàn khốc vì những tội danh rất khó hiểu.
Tội gì cũng có thể bị xử bắn. Bắc Hàn có 19 loại tội tử hình. Ngoài 17 tội được quy định trong bộ luật hình sự như “tội phản quốc”, “tội phản dân tộc” thì chắc chắn không tránh khỏi bị xử bắn. Ngoài ra, bên cạnh những loại tội bình thường mà có ghi thêm cước chú là “sẽ bị tử hình nếu tình tiết gia trọng, ví dụ như tội buôn lậu, làm tiền giả…
Các cán bộ cao cấp thì khi bị ghép vào tội “thất bại trong cải cách” hay “tham ô”, đều có lý do để đem ra xử bắn, đặc biệt là tội “bất kính hay xúc phạm lãnh tụ”.
Tội danh chỉ ghi chung chung không biết thế nào là bất kính, là xúc phạm, vì thế các đại tướng già nua, mang đầy huy chương từ trái qua phải, từ ngực xuống tới chân tỏ ra khúm núm, cúi đầu gập lưng, thái độ hết mực tôn kính, lễ phép vâng lời …trước một ông trời con, miệng còn hôi sữa chỉ vì anh ta mang họ Kim của thiên tử.
Một sinh viên nhảy vào căn nhà đang cháy chỉ để lấy cái khuôn hình của lãnh tụ Kim Jong-un ra khỏi ngọn lửa. Đó là hành động bày tỏ lòng kính trọng lãnh tụ.
Tóm lại, không ai biết rõ chi tiết có bao nhiêu loại tội tử hình, chỉ biết rằng xử bắn là việc thường thấy ở Bắc Hàn.
4.6. Cải cách tiền tệ thất bại Bộ trưởng bị xứ bắn

Hồi tháng 11 năm 2009, Bắc Hàn tiến hành cuộc cải cách tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1959, nhưng sau cải cách, toàn bộ giá cả thị trường nội địa gia tăng chóng mặt. Nội bộ đổ trách nhiệm cho nhau và chỉ trích lẫn nhau kịch liệt, cuối cùng Bộ trưởng Tài chánh Park Nam-gi bị cách chức, bị chửi bới và đem ra xử bắn vì tội “con trai địa chủ xâm nhập vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại”.
4.7. Anh hùng dân tộc cũng bị ăn 99 phát đạn

Đeo huy chương kiểu nầy chỉ có ở Bắc Hàn

Thượng tướng Ryu Kyong là người được xem là anh hùng dân tộc khi ông nầy lập kế bắt giữ hai nữ phóng viên Hoa Kỳ ở khu vực sông Tumen bên biên giới Trung Cộng. Đây là vụ việc đã khiến cho cựu tổng thống Bill Clinton phải đích thân tới Bắc Hàn thương lượng nạp tiền và viện trợ mà báo chí Bắc Hàn gọi là “cúi đầu xin lỗi” trước lãnh tụ Kim Jong-il. Công lao của tướng Ryu Kyong lập tức được phong hai danh hiệu Anh hùng dân tộc.
Đến tháng 11 năm 2010, Ryu Kyong được cử làm đại diện Bắc Hàn đến thương thuyết với Nam Hàn về việc Bình Nhưỡng đã phóng 100 quả đạn đại bác vào hòn đảo Yeonpyeong của Nam Hàn. Thoả thuận hoàn tất, mở đầu cho bước hội đàm cao cấp kế tiếp.
Tưởng rằng sẽ được thưởng công, nhưng khi vừa về nước thì bị kết tội “tiết lộ bí mật quốc gia” cộng thêm một loạt tội danh “trời ơi đất hởi” mù mờ, vị anh hùng dân tộc trở thành kẻ phản quốc và ra pháp trường lãnh 99 phát đạn súng máy.
Thế giới bên ngoài không rõ nguyên nhân chính xác nên cho rằng đó là đòn thanh trừng nội bộ thường thấy trong các đảng Cộng Sản về tranh giành quyền lực.
4.8. Tử hình bằng đạn súng cối để “sợi tóc của tử tội cũng không còn”

Sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền, các vụ tử hình cán bộ cao cấp gia tăng đáng kể. Trong thời gian cả nước để tang Kim Jong-il thì Kim Jong-un đã xử tử 10 tướng lãnh trong quân đội.
Báo chí Nam Hàn đưa tin, ngay trong thời gian quốc tang, Kim Jong-un đã ra lịnh xử bắn Thứ trưởng Quốc phòng và những tướng lãnh khác trong quân đội, lý do là “vi phạm kỷ luật, bất kính trong tang lễ của lãnh tụ”
Thứ trưởng QP Kim Chol bị xử bắn với chỉ thị là “không được để sót một sợi tóc của tử tội”, cho nên phải xử dụng đạn súng cối, chỉ vì ông nầy đã uống rượu và vui cười trong thời gian để tang. (Hãng Associated Press thuật lại như sau: He was sentenced to die in such manner that his body should be completely obliterated, without any trace remaining, not even hair.). Ông bị buột vào một vị trí mà tọa độ đã được xác định, sau một loạt súng cối, không còn gì cả, kể cả một sợi tóc. Sáng kiến của Kim Jong-un độc thiệt! Hàng ngàn người khác bị bắt giam và chịu những hình phạt do những cáo buộc vi phạm khác nhau, ví dụ như đã không tỏ ra vẻ hoàn toàn ủ rủ đau thương khi xuất hiện nơi công cộng.
5* Kim Jong-un “xử tử người tình cũ để che giấu quá khứ của vợ”

5.1. Tiết lộ quá khứ của đệ nhất phu nhân.

Người tình cũ bị xử tử – Hyon Song-wol        Ri Sol-ju Vợ Kim jong-un

Ông Kim Jong-un và v Ri Sol-ju              Ông Kim Jong-un (trái) và nữ ca sĩ Hyon Song-wol

Ngày 23-9-2013, tờ báo Asahi Shimbun (Nhật) thuật lại lời của một quan chức chính phủ Bắc Hàn đào tỵ cho biết, mật vụ Bắc Hàn đã bí mật ghi lại các cuộc nói chuyện giữa những vũ nữ trong đoàn Unhasu thuộc “Lữ đoàn phụ nữ giải trí”, trong đó có tiếng nói của vũ nữ Hyon Song-wol, được cho là “người tình cũ” của Kim Jong-un. Qua cuộc đàm thoại, họ phê bình đệ nhất phu nhân Ri Sol-ju như sau: “Ri Sol-ju cũng đã từng hành xử giống như chúng ta mà thôi”. “Hành xử” của đoàn phụ nữ giải trí là giúp vui cho lãnh tụ.
Câu nói tiết lộ bí mật về quá khứ của Ri Sol-ju độc hại nầy đưa đến cái chết của 12 thành viên trong đoàn ca vũ Unhasu, trong đó có “người tình cũ” Hyon Song-wol và người trưởng đoàn Mun Kyong-ju.
Ngày 29-8-2013, tờ Chosun Ilbo (Nam Hàn) đưa tin, bạn gái của Kim Jong-un là Hyon Song-wol cùng 11 thành viên của đoàn Unhasu đã bị xử bắn vào ngày 20-8-2013 tại một sân bắn quân sự bằng 3 khẩu súng máy, mỗi khẩu 30 viên đạn.
90 viên đạn của 3 khẩu súng máy là tiêu chuẩn xử bắn ở Bắc Hàn. Trong cuộc xử bắn, tất cả những thành viên của đoàn Unhasu và gia đình của những tử tù bị bắt buộc phải chứng kiến cuộc hành hình. Thân nhân của những người bị bắn sau đó bị xử phạt, đưa đến trại lao động.
5.2. Tội phát tán “clip sex”

Đoạn “băng sex” được cho là bằng chứng khẳng định bản án tử hình của nữ ca sỹ Hyon
Lộ clip sex khiến “người cũ” chủ tịch Kim Jong-un bị bắn
Những người bị xử bắn có liên quan đến vụ tiết lộ quá khứ không trong sạch của đệ nhất phu nhân, là Ri Sol-ju đã từng ở trong đơn vị phục vụ niềm vui cho lãnh đạo.
Tội danh được công bố chính thức là đã vi phạm luật chống khiêu dâm (anti-pornography law), cụ thể là đã phát tán một “clip sex”.
Thật ra, “Clip sex” chỉ là một màn ca múa do ba vũ nữ trình diễn. Họ ăn mặc không quá hở han lắm: quần ngắn có tua ren che phủ, ngực cũng được che kín đáo. Những bước nhảy theo nhạc ngoại quốc Aloha Oe với những cái đá chân lên cao để lộ quần lót bên trong.
Bị tội là do đã phổ biến sinh hoạt tình dục bí mật giành riêng cho lãnh tụ mà thôi. Báo Trung Cộng cho biết, đoạn video đó là lý do đưa 12 thành viên của đoàn Unhasu đến cái chết.
Để hiểu rõ quá khứ của đệ nhất phu nhân Bắc Hàn, cần thiết phải nói đến Lữ đoàn Kippumjo.
5.3. Lữ đoàn phục vụ niềm vui với 2,000 tuyệt sắc giai nhân
Phóng viên Firoze H. của đài CNN, trích dẫn lời của cựu nhân viên tình báo CIA cho biết, “Ông (Kim Jong-il) tuyển các cô gái trẻ đẹp, hấp dẫn ở tuổi học sinh trung học để tham gia vào Lữ đoàn giúp vui, phục vụ các lãnh đạo”. (He recruited attractive young girls of junior high school age to take part in “Joy Brigades” whose function was to help relax his senior officials)
Nhóm Tiếng Nói Phụ Nữ Quốc Tế (A Woman’s Voice International)  cáo buộc nhà nước Bắc Hàn tuyển chọn những gái đẹp tuổi từ 14 đến 20 để đưa vào “Lữ đoàn phục vụ niềm vui” gọi là Kippumjo, mà thực chất là phục vụ tình dục cho lãnh tụ Kim Jong-il và các lãnh đạo cao cấp. Cũng có nhiều trường hợp phụ vụ cho các quan khách đặc biệt từ Trung Cộng sang. Đến 25 tuổi, các cô gái nầy được gả cho những binh sĩ hoặc cận vệ của các lãnh đạo.
Kippumjo được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Pleasure Brigade, Joy Brigade, hoặc Joy Division.
Sở dĩ gọi là lữ đoàn, vì những gái đẹp nhất nước nầy được biên chế như một đơn vị quân đội là lữ đoàn.
Lữ đoàn hộ lý phục vụ niềm vui chia làm 3 nhóm:
-        Nhóm phục vụ tình dục (Manjokjo): Satisfaction Team which provides sex
-        Nhóm phục vụ đấm bóp (Haengbokjo): Massages Team
-        Nhóm ca vũ bán khỏa thân. (Gamujo): Dance semi-nude
Kim Chánh Nhật tin tưởng rằng việc làm tình với các thiếu nữ trẻ sẽ làm gia tăng sức sống.
Vương triều của họ Kim có một căn cứ bí mật chìm dưới lòng đất, để khi có chiến tranh thì dời bộ chỉ huy xuống đó để tránh bom nguyên tử. Ở đó có hồ bơi rộng 50 m, có sân tennis và một lữ đoàn gồm 2,000 giai nhân tuyệt sắc để phục vụ “niềm vui” cho lãnh tụ.
Năm 2002, tạp chí Time có cuộc phỏng vấn cựu vệ sĩ của Kim Jong-il, vệ sĩ Lee Young Kuk nói rằng ông không thể quên được một cung điện niềm vui 7 tầng, được trang bị bằng những bar, phòng chiếu phim mini, karaoke…nơi diễn ra những tiệc tùng, nhậu rượu, tìm khoái cảm bên những cô gái xinh đẹp của Lữ đoàn phục vụ niềm vui.
5.3.1. Nhân chứng kể lại bí mật về Lữ đoàn phục vụ niềm vui ở Bắc Hàn

Ngày thứ năm 28-1-2010, lần đầu tiên cô Mi Hyang chính thức kể lại đoàn nữ hộ lý ở trong tư dinh của Vị Cha Già Dâm Tặc, sau khi cô vượt biên sang Nam Hàn.
Câu chuyện của cô Mi Hyang được giới truyền thông đánh giá là đáng tin cậy.
Cảm tưởng ban đầu của cô Hyang đối với lãnh tụ , “Ông ấy chẳng khác gì bất cứ người hàng xóm nào của tôi, mặt ông đầy những vết đốm nâu và răng thì vàng khè…Tất cả những cảm tưởng của tôi về vị lãnh tụ vĩ đại đã sụp đổ”.
Ông Joo Sung-ha, một người tỵ nạn ở Seoul, đến phỏng vấn cô Hyang và đã phổ biến câu chuyện của cô trên blog của ông, vốn được nhiều người theo dõi.
Nhật báo điện tử The National viết “Lữ đoàn văn nghệ hay lữ đoàn giúp vui gồm 2,000 cô gái xinh đẹp, được tuyển chọn cẩn thận, có nhiệm vụ “chiêu đải” vừa trong lãnh vực giải trí, vừa là dịch vụ tình dục, không chỉ riêng cho cá nhân Kim Chánh Nhật, mà còn cho các lãnh đạo chóp bu khác của Bắc Hàn.
5.3.2. Kim Jong-il rất tình cảm trong cơn say xỉn

Vị Cha Già Dân Tộc Kim Jong-il thường trở nên đa cảm trong những cơn say xỉn, và có nhiều khi tình cảm dạt dào đến nổi loạn “không can nổi”. Lãnh tụ bắt đầu khóc thút thít, sau đó nức nở, rồi gào thét lớn tiếng. Ông ta có một đam mê sâu đậm, là thích ăn bộ phận sinh dục của cá mập.
Lữ đoàn nữ binh được dành riêng một hồ bơi dài 50m, rộng 30m ngay dưới tư dinh của lãnh tụ. Kim Chánh Nhật có thể nổi tam bành với các nhân viện thuộc hạ, nhưng thường rất dịu dàng, thân thiện với những cô giúp vui.
5.3.3. Trốn thoát sau 2 năm

Mi Hyang khi đúng 15 tuổi thì có 2 người trung niên của Bộ Chính Trị đến trường nữ trung học của cô, chiêu mộ những cô giúp vui cho lãnh tụ.
Cô Hyang kể lại “Hai người nầy đứng quan sát như thôi miên vào đám con gái chúng tôi. Rồi thì, những cô diện mạo xinh xắn được đưa qua phòng kế bên để tuyển lựa cẩn thận, chỉ lấy vài người thôi, trong số đó có tôi. Sau đó, họ ghi lại chi tiết từng người về lý lịch, về điểm học. Họ còn trắng trợn hỏi tôi, là đã có ăn nằm với một người con trai nào chưa. Tôi rất xấu hổ khi bị hỏi như thế”.
Do lý lịch tự khai của Hyang, mà gia đình cô bị tố cáo là phản quốc, bị tống vào ngục chờ ngày hành quyết. Tuy nhiên, chủ tịch Kim Chánh Nhật đã trực tiếp ra lịnh che chở cho Mi Hyang. Cô không hiểu nguyên nhân, nhưng cô quả quyết rằng Vị Cha Già Dân Tộc chưa bao giờ ra lịnh cho cô phục vụ cách mạng qua công tác thỏa mãn tình dục cho lãnh tụ. Trước khi chính thức được biên chế vào lữ đoàn, các thiếu nữ phải viết bản tuyên thệ, nguyện hết lòng phục vụ và trung thành với lãnh tụ, lấy máu đầu ngón tay in vào tờ tuyên thệ.
Mặc dù Hyang tỵ nạn ở Nam Hàn, nhưng cô vẫn còn lo sợ vì nguy hiểm tánh mạng. Chính quyền Nam Hàn cũng đã cảnh giác ông Joo Sung-ha khi ông cho phổ biến câu chuyện động trời của vị Lãnh tụ kính yêu của Bắc Hàn.
6* Kế hoạch xử tử tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee

Thiếu tướng  Park Chung- hee (1917- 26-10-1979)

6.1. Kế hoạch tuyệt mật bị bại lộ bởi bốn người dân Nam Hàn

Kim Shin-jo              Kim Shin-jo bị bắt năm 1968 Thi thể đặc công Triều Tiên
Ngày 25-7-2013, hãng tin AFP thực hiện cuộc phỏng vấn ông Kim Shin-jo, một thành viên của toán đặc nhiệm Bắc Hàn đột kích vào Nhà Xanh (Phủ tổng thống Nam Hàn) 45 năm trước để ám sát tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee. (Phác Chính Hy)
Kim Shin-jo kể lại cho phóng viên AFP, một kế hoạch tuyệt mật bị bại lộ bởi 4 người dân Nam Hàn. “Nếu lúc đó chúng tôi giết chết bọn họ thì không có báo động nào, và chúng tôi chắc chắn có thể đạt được mục đích của mình”.
Bọn họ ở đây là 4 anh em nhà họ Woo ở làng Changhyeon vào rừng đốn củi mà nhóm đặc nhiệm chúng tôi bắt gặp vào ngày 19-1-1968. Đó là thời diểm chỉ còn 36 giờ thực hiện hành động táo bạo nhất suốt 60 năm từ lúc ngưng chiến (1950-1953).
Mục tiêu của nhóm là tấn công vào Nhà Xanh để xử tử Park Chung-hee.
Nhưng đội đặc nhiệm đã thất bại do một tính toán sai lầm, là thả 4 người dân Nam Hàn để họ đi báo động.
6.2. Kế hoạch “cắt cổ Park Chung-hee”

Năm 1966, Bình Nhưỡng quyết định lập một kế hoạch ám sát tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee, nhằm kích hoạt một cuộc nổi dậy của dân miền Nam chống lại chính quyền Seoul và quân đội Hoa Kỳ đồn trú ở Nam Hàn, nhân cơ hội đó, quân Cộng Sản Bắc Hàn tràn qua biên giới giải phóng Nam Hàn thống nhất đất nước.
6.2.1. Thành lập đội đặc nhiệm

Từ lực lượng đặc nhiệm 124 khét tiếng, Bắc Hàn tuyển chọn ra 31 binh sĩ xuất sắc nhất, trải qua một chương trình huấn luyện 2 năm về kỹ thuật đổ bộ, xâm nhập, tấn công ám sát…Đội biệt động được huấn luyện tấn công vào Nhà Xanh với một mô hình kích thước như thật cho nên họ rất quen thuộc đường đi nước buớc trong dinh tổng thống dẫn đến đối diện để “cắt cổ Park Chung-hee”.
Họ được trang bị thuốc nổ TNT, lựu đạn, tiểu liên PPS-43, súng ngắn K-54 và đồ ngụy trang, giả làm lính đơn vị bảo vệ Nhà Xanh.
Nhờ năng lực hành quân vượt trội, nhóm đặc công đã xâm nhập được vào khuôn viên Nhà Xanh nhưng do bị lộ nên việc canh phòng rất cẩn mật. Một cuộc đấu súng dữ dội cách Nhà Xanh non 100m.
Do một sai lầm nghiêm trọng nên kế hoạch bị lộ, họ thất bại và bị giết hầu như toàn bộ.
6.2. 2. Đặc công Bắc Hàn xâm nhập Nam Hàn

Ngày 16-1-1968. Đơn vị đặc công rời doanh trại của họ tại Yonsan lên đường thi hành nhiệm vụ.
Ngày 17-1-68. Lúc 11 giờ đêm, 31 đặc công chia làm 6 toán vượt qua Khu Phi Quân Sự ở vĩ tuyến 38. Họ cắt kẻm gai của hàng rào thuộc khu vực của Sư đoàn 2 BB Hoa Kỳ, chỉ cách trạm gác lính Mỹ 30m. Việc xâm nhập vô cùng nguy hiểm vì khu vực dày đặc mìn bẫy, nhưng họ đã vượt qua.
Ngày 18-1-68. Lúc 2 giờ sáng, toán đặc công đã vào lãnh thổ Nam Hàn và tập họp lại tại làng Morae-dong.
Ngày 19-1-68. Lúc 5 giờ sáng, họ vượt qua sông Imjin và tập trung dưới chân núi Simbong. Đến 2 giờ trưa, họ bất ngờ chạm mặt với 4 anh em nhà họ Woo ở làng Changhyeon đang trên đường vào rừng đốn củi.
Một cuộc tranh luận quyết liệt là có nên giết 4 thanh niên nầy không? Sau đó, họ nhất trí thực hiện một bài giảng chính trị tại chỗ, nói về tính ưu việt của chế độ XHCN miền Bắc và đời sống tốt đẹp của ở “Cường Thịnh Đại Quốc” Bắc Hàn. Họ khuyên anh em nhà họ Woo hãy kiên nhẫn đợi chờ ngày giải phóng thống nhất đất nước để toàn dân đươc sống tốt đẹp. Bốn thanh niên được thả ra với điều kiện là không được báo cảnh sát.
Bốn thanh niên đó biết ngay là những lời tuyên truyền ba xạo, láo khoét bịp bợm của Cộng Sản, nên họ lập tức đến đồn cảnh sát Changhyeon báo cáo mọi việc.
Thế là lịnh báo động được ban ra.
Bất chấp báo động, toán đặc công vẫn tiến tới. Họ gia tăng tốc độ di chuyển lên tới 10km mặc dù mỗi người mang 30kg trang bị.
Ngày 20-1-68. Toán đặc công vượt qua núi Nogo và núi Bibong.
Do lịnh báo động, quân đội Hàn Quốc tung ra lực lượng hùng hậu để lục soát. Ngày 20-1-68, 3 tiểu đoàn của Sư đoàn 25 Bộ Binh đến lục soát vùng núi Nogo vào lúc toán đặc công vừa bỏ đi. Đến đêm, những toán hai, ba người tập trung tại ngôi chùa Seungga-sa, chuẩn bị hành động cuối cùng: tấn công vào Nhà Xanh “cắt cổ Park Chung-hee”.
Trong khi đó quân đội Nam Hàn tăng cường các đơn vị, lục soát đại quy mô. Sư đoàn BB 30 kết hợp với trực thăng của không quân và cảnh sát, lục soát ba ngôi làng và vùng rừng núi trong khu vực.
6.2.3. Giao chiến bùng nổ dữ dội

Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Nam Hàn)
Ngày 21-1-68. Lúc 10 giờ sáng. Toán đặc công bất ngờ đối diện với một trạm cảnh sát mới dựng lên. Trạm kiểm soát chỉ cách Nhà Xanh chừng 100m. Sĩ quan trưởng toán là Choi Gyushik bắt đầu hạch hỏi. Do những câu trả lời ấm ớ, nên viên sĩ quan cảnh sát nghi ngờ, vừa rút súng ra nhưng những đặc công đã thủ sẵn, nhanh tay bắn chết viên cảnh sát, và cuộc đọ súng giữa hai bên nổ ra dữ dội. Vừa lúc đó, một chiếc xe bus chở hành khách trờ tới, đặc công tưởng là cảnh sát tăng cường, nên xả súng và ném lựu đạn vào hành khách.
Sau nhiều phút đấu súng, đặc công chia ra từng toán chạy vào núi Inwang và Bibong bao quanh phía sau Nhà Xanh.
Cảnh sát trưởng Choi Gyushik và phụ tá tên Jung Jong-su tử thương. Một đặc công Bắc Hàn bị bắt nhưng anh ta nhanh tay tự tử tại chỗ.
6.2.4. Tiêu diệt đặc công Bắc Hàn

Ngày 22-1-68. Quân đội Nam Hàn mở cuộc hành quân tổng lục soát trong khu vực rừng núi phía sau Nhà Xanh.
Binh sĩ Sư đoàn 30BB bắt sống Kim Shin-jo khi hắn trốn trong một nhà dân ở chân núi Inwang. Tiểu đoàn Bảo vệ Nhà Xanh hạ sát 4 tên.
Ngày 23-1-68. Sư đoàn Công binh 26 bắn hạ một tên. Ngày 24-1-68, binh sĩ của Sư đoàn 26 và Sư đoàn 1 bắn hạ 12 đặc công. Ngày 25-1-68, 3 đặc công bị bắn hạ. Ngày 29-1-68, 6 đặc công bị giết trong khu vực.
Thiệt hại:
Nam Hàn
Thiệt mạng: 26
Bị thương: 66 cảnh sát và quân đội
Thường dân: khoảng trên 20 bị thương
Bốn quân nhân Hoa Kỳ bị giết trong lúc đặc công xâm nhập khu vực do Hoa Kỳ trú đóng
Phía đặc công Bắc Hàn
-        29 đặc công bị giết (trong đó có 1 tự tử)
-        1 đặc công bị bắt tên Kim Shin-jo
-        1 vượt thoát về Bắc Hàn, tên Park Jae-gyong (Sau lên tướng 4 sao của quân đội Bắc Hàn)
6.3. Tại sao đặc công Bắc Hàn thả 4 thanh niên Nam Hàn?

Toán đặc công Bắc Hàn đang thi hành một nhiệm vụ tối quan trọng, tuyệt mật nhưng bị 4 thanh niên Nam Hàn bắt gặp, xem như kế hoạch bại lộ, thế mà họ thả 4 thanh niên sau khi giảng một bài học chính trị. Sai lầm nghiêm trọng đó đưa đến thất bại và bị tiêu diệt.
6.3.1. Chết thảm do bị giáo dục nhồi sọ

Do bị nhồi sọ nên những đặc công Bắc Hàn tin tưởng rằng dân chúng miền Nam đang sống khổ cực, nghèo đói dưới sự kềm kẹp của ngụy quyền tay sai đế quốc Mỹ. Họ là những đồng bào đáng thương, toán đặc công đang làm nhiệm vụ giải phóng họ. Miền Bắc có nghĩa vụ giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước để đưa cả nước lên Chủ Nghĩa Xã Hội ưu việt.
Dưới con mắt của toán đặc công, 4 thanh niên nầy nằm trong thành phần nhân dân bị áp bức nên họ căm thù chính quyền bù nhìn của Park Chung-hee, do đó tin tưởng rằng họ sẽ không đi báo cáo sau khi được thả ra.
Việc thả 4 anh em nhà họ Woo được đặc công xem như thành tích đầu tiên giải phóng đồng bào Nam Hàn của họ.
Bốn thanh niên Nam Hàn nhận ra những lời tuyên truyền ba xạo, láo khoét theo bài bản lừa bịp cũ rích của Cộng Sản, nên họ lập tức đến bót cảnh sát Changhyeon báo cáo mọi việc. Thế là lịnh báo động được ban ra.
Tóm lại, sai lầm nghiêm trọng nầy phát xuất từ việc bị nhồi sọ quá nặng.
6.3.2. Ngủ với xác chết

Kim Shin-jo thuật lại, toán đặc nhiệm của ông còn được huấn luyện đào vào bên trong các ngôi mộ và nằm cạnh xác chết để trốn tránh khi bị lùng sục.
6.3.3. Lý do vượt qua các trạm kiểm soát dễ dàng trước khi bị báo động

Trong 29 đặc công bị hạ có 5 người mang lý lịch người địa phương ở Nam Hàn. Đó là do Bắc Hàn nổi tiếng về việc bắt cóc người Nam Hàn và Nhật mang về xử dụng trong công tác ở trường huấn luyện tình báo.
Sau chiến tranh 1950-1953, Bắc Hàn đã bắt cóc 3,795 người Nam Hàn, trong đó có nhà đạo diễn Nam Hàn Shin Sang-ok và vợ là minh tinh màn bạc Choi Eun-hee. Do LHQ, Hoa Kỳ và Nhật can thiệp, vận động bằng cách viện trợ, cung cấp tài chánh nên có 3,309 người được thả ra và còn 486 người bị cầm giữ ngoài ý muốn của họ.
Những người bị bắt cóc thường là học sinh, ngư dân…được đưa vào các trường đào tạo gián điệp để dạy tiếng lóng, tập quán và âm giọng đặc biệt của địa phương. Nhưng chủ yếu là lấy lý lịch từng người trao cho gián điệp, sau khi giết chết họ. Đó là lý do có 5 đặc công Bắc Hàn mang tên họ của người Nam Hàn, và nhờ đó họ vượt qua các trạm kiểm soát một các dễ dàng trước khi có báo động.
6.3.4. “Tôi đến để cắt cổ Park Chung-hee”

Hình ảnh Kim Shin-jo bị trói, mặt lạnh lùng được đưa đi diễn hành trước quần chúng và ống kính của máy hình, máy quay phim truyền hình, khi được hỏi nhiệm vụ là gì? Câu trả lời nổi tiếng được báo chí đăng tải ở trang đầu, làm ám ảnh cho chính quyền Park Chung-hee:
“Tôi đến để cắt cổ Park Chung-hee”
6.3. 5. Ngạc nhiên vì được thả

Kim Shin-jo nghĩ rằng số phận của mình rồi thế nào cũng đi theo 29 đồng chí của anh, nhưng anh rất ngạc nhiên khi được thả ra.
Sau khi bị bắt giữ, Kim Shin-jo bị thẩm vấn suốt một năm, sau đó chính ông cũng ngạc nhiên vì được thả với lý do chưa bao giờ xả súng, đó là do ban điều tra kiểm soát cấp số đạn anh mang theo thì thấy vẫn còn nguyên.
Sau đó, Kim Shin-jo nhận ra sự thật của chế độ miền Nam, anh tuyên bố ly khai chế độ Cộng Sản Bắc Hàn và được nhận là công dân Nam Hàn. Anh kết hôn với một phụ nữ ở Seoul và sau đó trở thành một mục sư. Cha mẹ anh ở Bắc Hàn bị đem ra xử bắn vì con phản bội tổ quốc.
Ngày 25-2-2013 anh chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức nữ tổng thống đầu tiên của Nam Hàn là Park Guen-hye, con gái của Park Chung-hee, người mà anh đã từng cố ý ám sát.
6.3.6. Ngọn núi Bukaksan lịch sử

Cây thông trên đồi Bukaksan -tượng đài tự nhiên tưởng nhớ cuộc đột kích năm 1968
Dấu sơn chỉ vết đạn trên thân cây ở núi Bukaksan  – Ảnh: Korea Land

Suốt bao nhiêu năm liền, ngọn núi nhỏ Bukaksan ở phía sau Nhà Xanh, nơi mà cuộc đấu súng xảy ra dữ dội giữa đặc nhiệm Bắc Hàn và đơn vị bảo vệ Phủ tổng thống, là địa điểm không cho dân chúng viếng thăm, có lẻ không muốn gợi lại cái ý tưởng “cắt cổ tổng thống”. Đến năm 2007, nó được mở cửa và người đi bộ vào thăm phải qua một trạm kiểm soát an ninh chặt chẽ, đeo phù hiệu khách viếng và không được chụp hình.
Gần đỉnh núi là một tượng đài ghi lại cuộc đấu súng năm 1968. Một cây thông còn lỗ chỗ những vết đạn, được sơn màu đỏ, trắng thành một vòng tròn bao bọc vết đạn.

Bác Sơn chuyển

No comments: