Tuesday, December 10, 2013

Mỹ nơm nớp lo HKMH "cà khổ" của Nga tự chìm _NgV



Hải quân Mỹ luôn phải để mắt tới HKMH Đô đốc Kuznetsov của Nga vì lo ngại rằng con tàu này có thể tự chìm bất cứ lúc nào.


Robert Beckhusen, một nhà phân tích tại Đại học San Marco, Texas (Mỹ) vừa có bài phản ảnh thảm trạng của Hàng không Mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov đang phục vụ trong Hải quân Nga, đồng thời cho biết mối lo ngại của Hải quân Mỹ về mức độ an toàn của con tàu này. Sau đây là nội dung bài viết:
Trong tháng 12/2011, HKMH “già nua, tàn tật” Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga đã rời căn cứ để bắt đầu đợt triển khai thứ 4 tới Địa Trung Hải. Con tàu với lượng giãn nước đầy tải khoảng 55.000 tấn đã có một lịch sử đầy rẫy những trục trặc kỹ thuật kể từ khi nó được đưa vào hoạt động từ năm 1991.
Hoạt động của Kuznetsov đã được cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây nhờ những nỗ lực tăng cường các hoạt động tuần tra các đại dương và đào tạo thủy thủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin. HKMH Đô đốc Kuznetsov đã trải qua một số lần nâng cấp để tham gia thường xuyên hơn vào các hoạt động cùng với một số tàu chiến khác.
Tuy nhiên, khi HKMH này di chuyển vòng qua châu Âu để tiến vào Syria, Hạm đội 6 Hải quân Mỹ đã luôn phải để mắt tới nó, phòng trường hợp con tàu này... tự chìm.

Mỹ và các nước đồng minh sẽ luôn cảnh giác với HKMH "già nua" của Nga để phòng nó khi nó tự nhiên chìm sẽ trở nên một chướng ngại vật khổng lồ gây nguy hiểm cho sự lưu thông của tàu bè.

Điều này có vẻ khó tin nhưng tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov có một lịch sử dày đặc các “thương tật” kể từ khi được đưa vào trang bị. Một thủy thủ Nga đã thiệt mạng khi HKMH này bị cháy trong quá trình triển khai hoạt động đến Địa Trung Hải năm 2009. Trong suốt quá trình triển khai, Kuznetsov đã làm đổ hàng trăm tấn nhiên liệu xuống biển trong khi tiếp nhiên liệu. Hệ thống động lực turbin hơi nước của con tàu hoạt động như một “con ngựa bất kham” và luôn phải có các tàu kéo đi kèm để phòng trường hợp nó dở chứng không hoạt động. Chưa dừng lại ở đó,HKMH Kuznetsov dường như chưa thể làm những điều để đáng được gọi là hàng không mẫu hạm.
Việc triển khai máy bay chiến đấu trên HKMH Admiral Kuznetsov gặp rất nhiều khó khăn, nó sử dụng một đường băng kiểu nhảy cầu thay vì máy phóng hơi nước. Điều này buộc các máy bay phải giảm trọng lượng cất cánh, gây ảnh hưởng lớn đến thời gian hoạt động tuần tra.
Trong năm 2011, mặc dù Mỹ bày tỏ lo ngại nhưng Kuznetsov vẫn về được cảng nhà ở Severomorsk. Tới cuối năm này, con tàu lại được triển khai trở lại Địa Trung Hải mà không có kế hoạch cải thiện động cơ và sàn đáp cho máy bay. Lần này, Hải quân Mỹ không bày tỏ rõ lo ngại liệu con tàu có chìm hay không.
Trong kế hoạch dài hạn của điện Kremlin mới được tiết lộ, Hải quân Nga sẽ thiết lập một lực lượng đặc nhiệm thường trực ở khu vực Địa Trung Hải với các tàu chiến được rút ra từ Hạm đội Biển Đen và Biển Bắc.
Lực lượng này bao gồm các tàu chiến mới và các tàu cũ được cải tiến, đồng thời gia tăng số lần triển khai đến Địa Trung Hải. Về lý thuyết, có khoảng 10 tàu chiến sẽ được triển khai lâu dài ngoài biển, bao gồm HKMH Kuznetsov.
Thế nhưng, Hải quân Nga lại bị hạn chế về khả năng tiếp tế trên biển, do đó họ cần các hải cảng . Hạm đội biển Đen của Nga có căn cứ tại Sevastopol, Ukraine, nhưng đây là một vị trí bất lợi do cảng này dễ bị ngừng nhận tàu cập bến bất cứ lúc nào bởi những bất ổn chính trị ở Ukraine.
Một trở ngại khác là thủ tục di chuyển từ biển Đen qua eo biển Bosporus mà Thổ Nhĩ Kỳ đang kiểm soát khá khó khăn.
Nếu không có căn cứ Tartus ở Syria, Hải quân Nga sẽ có ít hơn một điểm tiếp nhiên liệu. Khi đó, Nga sẽ mất khả năng hỗ trợ cho các tàu lớn như Đô đốc Kuznetsov. Có tin đồn cho rằng, Nga đang xem xét triển khai một căn cứ ở đảo Síp, Montenegro, và Hy Lạp. Trong đó, địa điểm ở đảo Síp thu hút nhiều sự chú ý nhất, bởi nó có liên quan tới mối quan hệ kinh tế gần gũi giữa Nga và quốc đảo này.

Dù như thế nào thì HKMH Đô đốc Kuznetsov cũng khó lòng "sống sót" qua năm 2020, khi Kremlin cho nó "lùi về dĩ vãng". Cho tới khi đó, Mỹ và các đồng minh của mình sẽ vẫn luôn phải để mắt giám sát, quan tâm để phòng trường hợp con tàu già nua này trở thành mối nguy hiểm không chỉ cho bản thân nó, thủy thủ đoàn của nó mà còn cho những tàu bè chung quanh.
SohaNews (Medium.com)
U.S. Navy Feared Crappy Russian Aircraft Carrier Might Sink
Code:
https://medium.com/war-is-boring/c4ed4afff987

No comments: