Sunday, May 26, 2013

Tập Cận Bình đang mạo hiểm với “Giấc mơ Trung Hoa”?_ NgV




“Giấc mơ Trung Hoa” mà ông Chủ tịch Tập Cận Bình vừa khuấy động thực chất là một mồi lửa châm vào đống củi “chủ nghĩa dân tộc” đang ngày một chất cao ở Trung Quốc. Nó có thể là động cơ thúc đẩy Trung Quốc tiến lên mạnh mẽ hơn nhưng đồng thời cũng có thể đẩy Trung Quốc vào một cuộc “tự thiêu” vĩ đại. Lịch sử Trung Quốc đã chứng minh điều này.

left align image
Tạp chí The Economist đưa hình ảnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chiếc áo bào của vua Càn Long với hàm ý ông Tập đang muốn dùng "Giấc mơ Trung Hoa" để đưa Trung Quốc về thời kỳ hoàng kim như những năm 1793.

Năm 1793, Huân tước Anh Macartney, đã tới yết kiến hoàng đế Trung Hoa và đề nghị đặt quan hệ ngoại giao và thương mại. Ông mang theo những món quà “công nghiệp hóa” của nước Anh với hy vọng sẽ thu hút được vua Càn Long. Nhưng người đứng đầu nhà nước phong kiến Trung Hoa đã thẳng thừng từ chối một cách rất ngạo mạn bởi khi đó, GDP của Trung Quốc chiếm tới 1/3 tổng GDP toàn cầu. Năm 1830, người Anh đã quay trở lại cùng với những chiếc chiến hạm hạng nặng để ép buộc Trung Hoa mở cửa và những cố gắng cải cách của Trung Quốc kết thúc trong sự sụp đổ.
Từ nửa cuối của thế kỷ 20 đến nay, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc hành trình tìm lại sự vĩ đại. Hàng trăm triệu người đã thoát khỏi đói nghèo, và hàng trăm triệu người nữa đã gia nhập tầng lớp trung lưu mới. Hiện nay, Trung Quốc ở ngưỡng cửa của việc giành lại được cái mà nước này coi là vị trí chính đáng của mình trên thế giới. Ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc đang mở rộng và trong vòng một thập kỷ, nền kinh tế của nước này được cho là sẽ vượt nền kinh tế Mỹ.

Trong những tuần đầu tiên lên nắm quyền, vị lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Tập Cận Bình, đã gợi lại sự trỗi dậy đó với một khẩu hiệu mới mà Tập đang sử dụng để đoàn kết một dân tộc. Tập gọi học thuyết mới của mình là “giấc mộng Trung Hoa”. Ngay lập tức, ý tưởng của Tập được giới truyền thông nước này hưởng ứng nhiệt liệt. Các bản tin tràn ngập từ ngữ “giấc mộng”. Các trường học tổ chức những cuộc thi diễn thuyết về đề tài này. Một chương trình tài năng trên TV hiện đang tìm kiếm “Tiếng nói của Giấc mộng Trung Hoa” (The Voice of Chinese Dream).
Nhưng tầm nhìn của ông Tập chính xác là gì? Tầm nhìn đó dường như gồm có cả khát vọng nhưng cũng là một dấu hiệu cho thấy nguy cơ “quá đà” của chủ nghĩa dân tộc và của chủ nghĩa độc đoán được gói ghém lại.
Để thực hiện “giấc mộng” đưa Trung Quốc trở nên vĩ đại, Tập đã nói về cải cách; ông đã phát động một chiến dịch chống lại sự phung phí của quan chức. Tập nhấn mạnh vào sự vĩ đại của quốc gia đã từng có thời buộc các công sứ phương Tây phải khấu đầu (ngoại trừ Macartney đã từ chối).
Không ai nghi ngờ rằng ưu tiên của Tập sẽ là giữ cho nền kinh tế tăng trưởng – các nhà lãnh đạo của nước này nói về việc phải mất nhiều thập kỷ đề quốc gia nghèo khó của họ bắt kịp với những người Mỹ giàu có hơn nhiều – và điều đó có nghĩa rằng sẽ mở cửa Trung Quốc hơn nữa.

Nhưng theo tạp chí The Economist, “giấc mộng” của ông Tập có hai mối nguy hiểm rõ ràng.
Một là chủ nghĩa dân tộc. Một ý thức lâu đời về tình trạng luôn bị xâm lược trong lịch sử có nghĩa rằng lối nói khoa trương về một quốc gia hồi sinh có thể vô cùng dễ dàng trở thành điều nguy hiểm. Khi các cuộc va chạm nhỏ và sự khiêu khích gia tăng ở các vùng biển xung quanh, các blogger yêu nước không cần đốc thúc hay cổ vũ cũng tự đưa ra yêu cầu rằng người Nhật phải được dạy một bài học khiến cho bẽ mặt.
Tập đang đùa giỡn với các lực lượng vũ trang. Vào tháng 12/2012, trong một chuyến kiểm tra lực lượng hải quân ở miền Nam Trung Quốc, Tập đã đề cập đến một “giấc mơ quân đội hùng mạnh”. Các lực lượng vũ trang rất vui mừng với cuộc trò chuyện "đầy hiếu chiến" như vậy. Cho dù mục đích chính của ông Tập trong việc nuông chiều những người hiếu chiến chỉ là để giữ họ ở lại phe của mình, thì điều đáng lo sợ là lời nói này báo trước một lập trường hiếu chiến hơn ở Đông Á. Không ai cần phải bận tâm về một Trung Quốc tự tin cảm thấy thỏa mãn với chính mình, nhưng một đất nước biến đổi từ một nạn nhân thuộc địa thành một kẻ bắt nạt nóng lòng muốn tính nợ với Nhật Bản sẽ đem lại tổn thất lớn hơn cho khu vực – bao gồm cả chính Trung Quốc.

Rủi ro thứ hai là “Giấc mộng Trung Hoa” cuối cùng sẽ không chuyển giao nhiều quyền lực cho người dân. Tháng 11/2012, ông Tập gợi nhớ lại Giấc mơ Mỹ, tuyên bố rằng “Đáp ứng khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc là nhiệm vụ của chúng ta”. Những công dân Trung Quốc bình thường có không ít tham vọng hơn người Mỹ trong việc sở hữu một ngôi nhà, cho con học đại học hay chỉ là vui chơi. Nhưng trọng tâm chính của ông Tập dường như là việc tăng cường việc nắm quyền lực tuyệt đối. Ông nói với lực lượng hải quân rằng “tinh thần của một quân đội hùng mạnh” nằm ở việc tuyệt đối tuân theo các mệnh lệnh.


Tập Cận Bình đang mạo hiểm với "giấc mơ Trung Hoa

Một thử nghiệm cơ bản về tầm nhìn của ông Tập sẽ là thái độ của ông đối với sự cai trị của pháp luật. Mặt tốt của “Giấc mộng Trung Hoa” cần có điều này: nền kinh tế, hạnh phúc của nhân dân và sức mạnh thực sự của Trung Quốc phụ thuộc vào việc giảm bớt các quyền lực. Nhưng nạn tham nhũng và tình trạng dư thừa quan chức quá mức sẽ chỉ được kiềm chế khi hiến pháp trở nên có quyền lực hơn.
Nhưng các nhà phân tích của Economist cho rằng để thực hiện được “Giấc mộng Trung Hoa” mà ông Tập đề ra, Trung Quốc còn phải đi một hành trình rất dài và gian nan phía trước.
Infonet theo The Economist:
Xi Jinping and the Chinese dream


Nam Yết chuyển

No comments: