Saturday, September 10, 2011

Tiểu-Sử Anh-Hùng Hoàng-Sa 1974




Tiểu-Sử Anh-Hùng Hoàng-Sa 1974
Tiểu-Sử Anh-Hùng Ngụy-Văn-Thà
Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ.10
Tài-liệu của Khóa 12 Song Ngư
 Cấp bậc sau cùng : HQ Trung tá (truy-thăng)
Số Quân : 63A/700.824
Sinh ngày 16-01-1943 tại Sài-Gòn, nguyên quán Trảng bàng Tây ninh,
Gia cảnh : Gia-đinh Phật-giáo.
Vợ và 3 con gái, hiện đang sống tại Sài-Gòn
- Vợ : Huỳnh thị Sinh cưới năm 1966
- Con gái 1 : Ngụy thi Thu Trang, sinh 1967
- Con gái 2: Ngụy thị Thu Thuỷ, 1969
- Con gái 3: Ngụy thị Thu Tuyết, 1973
Cả 3 con gái hiện nay đều có gia đình và có được 4 cháu ngoại
Các đơn vị phục vụ :
Sau khi ra trường thực tập trên Hạm đội 7 Hoa kỳ (LST1166 USS Wastenount County) cùng với Châu ngọc Tuấn, Lê văn Cát và Trương văn Phương. Sau đó phục vụ tại các đơn vị sau
- SQ Đệ Tứ, Đệ Tam, Ha.m-phó một số Chiến-Hạm Hạm-Đội.
- Chi-Huy-Phó Giang-Đoàn 23 XP. ở Vĩnh Long
- Hạm trưởng HQ.604,
- Hạm trưởng HQ 331
- Hạm trưởng Hộ-Tống-Hạm Nhựt-Tảo HQ.10
Hy sinh trong trận hải chiến Hoàng-Sa ngày 19-01-1974, được truy-thăng HQ Trung-Tá.
Cố Trung-Tá. Thà được tưởng thưởng 13 huy chương các loại, trong dó có Hải quân huân chương và Bảo quốc Huân chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương-liễu (truy-tặng).
Tiến sĩ kinh tế Cao Văn Hở[1], một thời là bạn học cùng lớp, đã mệnh-danh “Anh Ngụy Văn Thà, Người Chiến Sĩ Có Nụ Cười Hiền”. Chuyện Ông kể khá dài, chúng tôi xin trích vài đoạn văn ngắn gọn sau đây:
Quê nội của anh ở Hốc Môn, nhưng anh Thà về Lái Thiêu ở với mẹ cho tiện việc học hành trong bốn năm tại trường trung học Trịnh Hoài Đức. Tôi và anh cùng chung lớp chung trường trong những năm tháng đó.
Anh giản dị hiền hòa. Nhắc tới anh, tôi nhớ những buổi sáng khi chuyến xe "đò" ngừng lại, anh xuống xe, tay xách chiếc cặp da màu beige vào lớp. Có lúc thì anh chuyện trò vui vẻ, lúc thì anh trầm lặng. Có gì đặc biệt về anh đâu. Anh như trăm ngàn học sinh của lứa tuổi trung học. Tóc chải thẳng, miệng cười thật hiền lành. Trường Trịnh Hoài Đức nằm giữa cánh đồng xanh, màu xanh non của những ngọn mạ. Dĩ vãng đó đơn sơ như những tâm hồn mới lớn.
Đó đây vài kỷ niệm của "những ngày xưa thân ái":
Buổi hôm đó một con quạ đen đậu bên bờ tường, rồi nó mon men bay đậu sang thành cửa sổ lớp học. Tiếng anh Thà vang lên: "Bay đi, con quạ đen xấu xí". Con quạ hoảng hốt bay trong tiếng cười rộn rã… (Bài Hoàng Sa - Trường Sa: chớp bể mưa nguồn). 
*
Thư Ông Nguyễn Xuân Dục, Tổng-Hội-Trưởng HQVN <nxduc@aim.com>
Sent: Monday, August 1, 2011 11:29 PM
Subject: Bà quả phụ Ngụy Văn Thà: chúng ta nên tỏ một tấm lòng
Để Qúi vị biết thêm là chúng tôi vừa điện đàm với bà Ngủy Văn Thà thì bà có nhờ chúng tôi lên tiếng dùm về việc bà trã lời trong cuộc phỏng vấn củ báo chí là :
Họ hỏi là bà có nhận được trợ giúp gì không? Bà đã trã lời không vì bà nghỉ là họ hỏi bà là chính quyền mới ( Hà Nội ) thì bà đã trã lời như vậy chứ không phải là  các  Hội Hải Quân và các Hội đoàn, hay tổ chức tại hải ngoại.
Được biết Tổng Hội Hải Quân đã luôn luôn kêu gọi các Hội Hải Quân khắp nơi giúp đở những chiến hưũ và gia đình còn trong nước..bao gồm cà các Thương Phế Binh Hải Quân và cô nhi qủa phụ. Qúi vị có thể theo dỏi qua trang web của các Tổng Hội Hải Quân hay các Hội Hải Quân hay Đặc san Lướt Song.
NXDuc 
PS. Qúi vị có thể liên lạc thẳng bà Ngụy Văn Thà ( Huỳnh Thị Sinh ) qua địa chỉ  mới   
151/10 Nguyễn Kim, Phường 7. Quận 10 , Sàigòn. ĐT 848-3-857-2760
*
Người anh hùng họ Ngụy
 
Người yêu nước không thể nào là ngụy
Người chết vì nước như anh không thể nào là ngụy
Nhưng anh:
Là Ngụy Văn Thà

Anh ‒ hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Lao thẳng vào tàu giặc cướp
Tên anh còn mãi với Hoàng Sa
Biển vật mình thét đại bác
Giặc bủa vây chiến dịch biển người

Lửa dựng trời dìm tàu giặc
Máu anh cùng đồng đội ngời ngời
Ôm chặt tàu
Ôm chặt đảo
Anh hóa thành Tổ Quốc giữa trùng khơi

Gió mùa đông bắc gào khóc
Ngụy Văn Thà
Mãi mãi neo tàu vào quần đảo
Tổ Quốc ngoài Hoàng Sa
Trận chiến ba mươi phút
Tượng đài anh là phong ba
Đỉnh sóng khói hương nghi ngút
Biển để tang anh bằng sóng bạc đầu

Sài Gòn 15 tháng 9 năm 2009
Trần Mạnh Hảo
 
Bài thơ  Lê Phú Khải
 
Những người yêu nước đã biểu tình
Dương cao biểu ngữ viết tên anh :
“Ngụy Văn Thà, hi sinh ở Hoàng Sa năm bảy bốn”
 
Cho tôi thắp một nén nhang
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa !
 
Năm tháng đi qua
Gần hết cuộc đời tôi mới ngộ ra
Không giọt máu Việt Nam nào là ngụy
Trừ những thằng bán nước - đi đêm
 
Cho tôi thắp một nén nhang
Ba mươi bảy năm sau
Khóc người đồng chí đã hi sinh :
Ngụy Văn Thà !
 
Sài Gòn tháng 07-2011
 
 Vài dòng về
Tiểu-Sử Anh-Hùng Nguyễn Thành Trí
Tài-liệu của Khóa 17 Ðệ Nhị Hải Sư

(Gửi linh hồn một người bạn, cố Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí, cựu SQ/HQ/Kh.17. Hạm Phó Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10)
http://saigonline.com/sqhq-k17/unic/
 Nguyễn Thành Trí lớp MPC là một tuyển thủ của đội bóng chuyền trường Ðại Học Khoa Học. Anh nhập học khóa 17 SQHQ Ðệ Nhị Hải Sư.
Những ngày đầu dưới mái quân trường, những bước đầu chập chững mang kiếp hải hồ đã ghi sâu những kỷ niệm cho những chàng trai từ giã thư sinh, khoác lên mình bộ quân phục màu trắng của quân chủng. Chúng ta đã chọn Trùng Dương làm mẹ, lấy nước xanh sóng bạc làm nơi thi thố tài năng, chúng ta đã uống "sữa mẹ". Ôi! Mặn nồng biết mấy.
Hai mươi sáu tháng quân trường đầy gian khổ và thử thách đã trui rèn cho chúng ta trở thành những người con của biển cả, đồng thời cũng tạo trong chúng ta tình bạn đằm thắm, mà giờ đây ngồi viết mấy giòng này, tôi vẫn nhớ từng khuôn mặt thuở đó, từng cái tên do các bạn đặt cho. Riêng bạn, Nguyễn Thành Trí là tên do cha mẹ đặt, nhưng anh em cùng khóa gọi bạn là TRÍ VOI, vì tấm thân cao lớn của bạn và cũng là để phân biệt với Ðường Minh Trí (Trí Dẹo - cũng đã hy sinh vì tổ quốc)
Nhưng kiếp hải hồ là vậy, ra trường mỗi đứa đi một ngã. Từ Cửa Tùng dọc theo duyên hải, tới Cà Mau, Côn Sơn, Phú Quốc chỗ nào mà chẳng có gót chân của các bạn khóa 17. Những kinh rạch chằng chịt của miền Nam, rồi Tiền Giang, Hậu Giang với chín miệng rồng tuôn nước, đâu đâu cũng có bóng dáng những đứa con trong đàn Ðệ Nhị Hải Sư. Nhưng cũng từ đó một số bạn đã phải lìa đàn. Máu của các bạn đã hòa cùng với giòng nước phù sa thấm vào đất mẹ, tưới bón cho lúa xanh thêm tươi tốt, cho quê hương yên bình. Các bạn đã lìa đàn vì chống kẻ thù muốn nhuộm đỏ cả đất nước.
Trí Voi! Riêng bạn đã lìa đàn vì tiếng sóng Bạch Ðằng dồn dập trong tim, ngọn lửa Nhật Tảo trên sông Vàm Cỏ nung nấu tâm hồn những ngừơi trai mang nghiệp hải hồ, bạn cùng con tàu vượt trùng dương ra đi để chống quân ngoại xâm.
Nhưng thế kỷ này, thế kỷ của bạn, vì phải đương đầu với nội loạn và ngoại xâm, thù trong toa rập với giặc ngoài bán đứng vùng biển Ðông. Hoàng Sa nổi sóng, lửa đỏ ngút lên từ mặt nước xanh, tàu giặc chìm , bốc khói và đâm vào bãi san hô. Nhưng thương thay Bạn cùng với Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà và hàng chục thủy thủ đoàn trên Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 đã đi vào lòng biển ngày 20/1/1974. Thân xác bạn được Biển mẹ ôm ấp ngàn đời, máu của bạn hòa với sóng Trùng Dương cho màu nước thêm xanh. Bạn đã lìa đàn Ðệ Nhị Hải Sư trên vùng biển Hoàng Sa.
Cũng may cho bạn (nếu có thể còn được gọi là may), thân xác bạn đã được thủy táng theo truyền thống Hải Quân, nếu thân xác bạn được đưa về an táng tại Nghĩa Trang Quân Ðội, thì chắc rằng kẻ nội thù đã đào xới và gán cho linh hồn bạn danh từ "Hải Quân Ngụy". Thật là mỉa mai và cũng thật chua xót, người xả thân bảo vệ tổ quốc thì bị gọi là "ngụy", những kẻ bán đứng quê hương lại được tôn xưng là anh hùng! Những nấm mồ các chiến hữu của bạn trong Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa đã bị trả thù bằng cách san bằng, nếu nơi yên nghỉ của bạn ở đó chắc chắn cũng chịu chung số phận.
Bạn đã năm yên trong lòng Mẹ Ðại Dương suốt hơn hai mươi năm qua, liệu có ai nhớ đến bạn ngoài những thân nhân và bạn bè cùng khóả Thì thôi, tôi viết mấy dòng này như là một nén hương tưởng nhớ đến người bạn đã hy sinh trên biển cả để bảo vệ quê hương: Hạm Phó Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ 10, Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí , tức Trí Voi. 
Vợ con ông đang sống cơ hàn tại VN.
 Bà quả phụ N.T.Trí, tên thật là  Ngô thi Kim Thanh, đang sống với hai con.
1/ Nguyễn thị Thanh Thảo, sanh năm 1969, đang bị ung thư trầm trọng.
2/ Nguyễn Thanh Triết, sanh năm 1974 . Khi cha chết, Triết còn trong bụng Mẹ.
Hiện gia đình đang cư trú tại : 409 Lô C. Chung cư Trần Quốc Thảo.Phường 9. Quận 3. Sàigon.ĐT: 84.931.2516


Tiểu-Sử Anh-Hùng Vũ Văn Bang
Cố HQ Đại-Úy – Sĩ-Quan Chiến-Báo
Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ.10
 
Hải-Quân vang bóng một thời
HQ Trung-Úy Vũ Văn Bang, Khoá 19, là Sĩ-Quan Đệ III của HQ-10. Ông chết tạï nhiệm-sở, khi tác-chiến là Trưởng Trung-Tân chiến-báo (phòng CIC – combat Information center).
Đà-Nẵng va` Trường Trung-học Phan-Chu-Trinh hẳn còn nhớ mãi chàng lực-sĩ khỏe-mạnh, vui tính trong đội bóng của nhà trường, tận tình giúp bạn bè, góp công chiến-thắng cả những đội mạnh hơn, mang nhiều giải-thưởng những lần ra quân.
Ngày rời Sài-Gòn đi công-tác,Trung- Úy Bang có  mang mấy tấm hình vợ và cô con gái đầu lòng chưa đầy tháng, đưa cho các Sĩ-Quan trên tàu xem. Chúng ta hằng mong tin tốt đẹp cho vợ và con anh được vui dù mất đi người thân hy-sinh cho Tổ-Quốc.


Tiểu-Sử Anh-Hùng Huỳnh-Duy-Thạch
HQ Trung Úy CK/HHTT
Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ.10
Tài-liệu của Lê Châu An Thuận

Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch, sinh năm 1943, quê quán Ðà Lạt, nhà gần khu vực Domaine De Marie, cựu học sinh trường “École d’Adran” Ðà Lạt. Rời Ðà Lạt để về Saigon, vì trúng tuyển vào trường Việt Nam Hàng Hải thuộc Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ. Anh ở nhà người chị ruột sinh sống ở Thủ Thiêm, Saigon.
Tốt nghiệp khóa 13 Sĩ Quan Hàng Hải Thương Thuyền, ngành Cơ Khí, niên khóa 1963-1965. Ra trường anh làm việc trên các thương thuyền Việt Nam trong một thời gian, sau đó động viên vào Trường Võ Bị Thủ Ðức, khóa 25. Sau khi học xong giai đoạn I ở Quân Trường Thủ Ðức, anh được chuyển sang Quân Chủng Hải Quân để học nốt giai đoạn II. Tốt nghiệp Thủ Ðức, anh được chuyển hẳn sang Hải Quân với cấp bực HQ Chuẩn Úy CK/HHTT và lần lượt phục vụ trên các chiến hạm của Hạm Ðội VNCH.
Chức vụ sau cùng của anh ở Hải Quân là HQ Trung Úy CK/HHTT, Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10.
Trước chuyến công tác định mệnh của HQ.10, chiến hạm bị hư bơm cao áp của máy chính tả, chiến hữu Huỳnh Duy Thạch và ban cơ khí của chiến hạm cùng lo sửa chữa với các bác công nhân của Xưởng Ðộng Cơ của Hải Quân Công Xưởng do Bác Bửu, Trưởng toán Ðại Ðộng Cơ của HQCX trực tiếp phụ trách sửa chữa.
Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch ít nói, giọng trầm, người ngâm ngâm đen, ăn mặc quân phục lúc nào cũng tươm tất, đối xử tốt với bạn bè, kính trên nhường dưới, chiến hữu ưa thích hút thuốc Bastos, và hút quá nhiều, và còn thích uống café đen đậm, anh em khuyên bớt thuốc lá thì lúc nào cũng hứa nhưng chỉ hứa để làm vui lòng anh em mà thôi chớ không bớt chút nào.
Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ.10 đã cùng với các chiến hạm Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ.5, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ.16, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ.4 tham dự trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa đang bị quân Trung Cộng lấn chiếm. Như chúng ta đã biết Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ.10 đã bị trúng nhiều đạn của Hải Quân Trung Cộng và bị chìm. Theo truyền thống hào hùng của Hải Quân, một số Chiến Sĩ, Sĩ Quan và Hạm Trưởng của Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ.10 đã ở lại tuẫn tiết cùng chiến hạm, trong số đó có chiến hữu HQ Trung Úy CK/HHTT HUỲNH DUY THẠCH, Cơ Khí Trưởng HQ.10, lúc đó đang ở hầm máy cùng với đồng đội quyết chống chìm cho chiến hạm.
Sau 30 năm được coi như một chiến sĩ vô danh[2], nay là lúc danh dự phải được phục hồi và tôn vinh, chúng tôi nghĩ rằng chiến hữu Huỳnh Duy Thạch phải được tập thể chúng ta vinh danh là Anh Hùng, Liệt Sĩ Hoàng Sa.

Lê Châu An Thuận

 Anh-hùng HUỲNH DUY THẠCH,
Cố HQ Đại-Uý CK/HHTT,
Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ. 10
Anh-hùng Huỳnh Duy Thạch, sinh năm 1943, quê quán Ðà Lạt, nhà gần khu vực Domaine De Marie, cựu học sinh trường “École D’ Adran” Ðà Lạt. Rời Ðà Lạt để về Saigon, vì trúng tuyển vào trường Việt Nam Hàng Hải thuộc Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ. Anh ở nhà người chị ruột sinh sống ở Thủ Thiêm, Saigon. Tốt nghiệp khóa 13 Sĩ Quan Hàng Hải Thương Thuyền, ngành Cơ Khí, niên khóa 1963-1965. Ra trường anh làm việc trên các thương thuyền Việt Nam trong một thời gian, sau đó động viên vào Trường Võ Bị Thủ Ðức, khóa 25, sau khi học xong giai đoạn I ở Quân Trường Thủ Ðức, anh được chuyển sang Quân Chủng Hải Quân để học nốt giai đoạn II. Tốt nghiệp Thủ Ðức, anh được chuyển hẳn sang Hải Quân với cấp bực HQ Chuẩn Úy CK/HHTTvà lần lượt phục vụ trên các chiến hạm của Hạm Ðội VNCH, anh cũng có thời gian làm việc tại đơn vị bờ với chức vụ Sĩ Quan Công tác tại Hải Quân Công Xưởng. Chức vụ sau cùng của anh ở Hải Quân là HQ Trung Úy CK/HHTT, Cơ Khí Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ. 10.
Trước chuyến công tác định mệnh của HQ. 10, chiến hạm bị hư bơm cao áp của máy chính tả, chiến hữu Huỳnh Duy Thạch và ban cơ khí của chiến hạm cùng lo sửa chữa với các bác công nhân của Xưởng Ðộng Cơ của Hải Quân Công Xưởng do Bác Bửu, Trưởng toán Ðại Ðộng Cơ của HQCX trực tiếp phụ trách sửa chữa. Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch ít nói, giọng trầm, người ngâm ngâm đen, ăn mặc quân phục lúc nào cũng tươm tất, đối xử tốt với bạn bè, kính trên nhường dưới, chiến hữu ưa thích hút thuốc Bastos, và hút quá nhiều, và còn thích uống café đen đậm, anh em khuyên bớt thuốc lá thì lúc nào cũng hứa nhưng chỉ hứa để làm vui lòng anh em mà thôi chớ không bớt chút nào.
Trước chuyến công tác cuối cùng, chiến hữu Huỳnh Duy Thạch đã nhận được lịnh thuyên chuyển để về phục vụ cho Hàng Hải Thương Thuyền. HQ. Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng HQ.10 muốn cho anh được thuyên chuyển trước khi tàu rời Đà Nẳng đi Hoàng Sa, và bàn giao lại cho HQ. Trung Úy CK Phạm Văn Thi, anh có thể chọn trở lại cuộc sống dân sự thoải mái và sung túc, nếu rời chiến hạm HQ.10 ngay lúc đó, nhưng anh đã chọn “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm” và ở lại với đồng đội trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ. 10 đã cùng với các chiến hạm Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ. 5, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ. 16, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ. 4 tham dự trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa đang bị quân Trung Cộng lấn chiếm. Như chúng ta đã biết Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ. 10 đã chẳng may bị trúng đạn của chiếc Kronstad 271 của Hải Quân Trung Cộng và bị chìm. Chiến hữu Huỳnh Duy Thạch là một trong những chiến sĩ hy sinh vì đạn thù, máu của anh cùng máu của đồng đội đã đổ để cố bảo vệ từng tấc giang sơn của Tổ Quốc Việt Nam.
Sau 30 năm được coi như một chiến sĩ vô danh, nay anh đã được phục hồi và tôn vinh là Anh Hùng, Liệt Sĩ Hoàng Sa.
Sau đây là cái nhìn của một trí thức trong nước về trận hải chiến Hoàng Sa, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, đã viết:”Năm 1973 [đúng ra là năm 1974] thình lình Trung Quốc đem quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chống trả quyết liệt, gây cho địch quân những tổn thất về người cũng như chiến hạm nặng nề gấp mấy lần mình. Nhưng, vì lực luợng hải quân quá mỏng so với Trung Quốc, các chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đành rút bỏ!”.
Dẫu thế nào đi nữa, tôi đề nghị phải xây một đài kỷ niệm để vinh danh những chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến đó.”
Chính Phủ, Quân Đội và Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thì xả thân để bảo vệ tổ quốc, trong khi tập đoàn lãnh đạo CSVN, bất chấp sự phản đối của đồng bào trong và ngoài nước, đã nhục nhã ký Hiệp định Biên Giới và Hiệp định Phân định vịnh Bắc Bộ dâng đất đai và lãnh hải cho Trung Cộng.
Lê Châu An Thuận
Pont Khoá 13
http://baivietcuacachaiau.blogspot.com/2009/06/vinh-danh-si-quan-hang-hai-thuong.html

 
Cố HQ Đại Úy Nguyễn văn Đồng
                 Cố HQ Đại-Úy Nguyễn Văn Đồng (truy-thăng sau Hải-Chiến Hoàng-Sa) là một nhà Văn, nhà Thơ nổi tiếng khi còn là Sinh-Viên Sĩ-Quan Khoá 25 Võ Bị Quốc-Gia Đà Lạt từ đầu thập-niên 1970
                Lấy bút-hiệu "định-mệnh" Trầm Kha, trong một cuộc đời ngắn-ngủi; Anh sáng tác rất nhiều, từng được phần thưởng khi viết báo tại quân-trường. Ai đọc báo Đa Hiệu thời đó đều biết đến những tài viết văn, làm thơ cũng như vẽ hình của Trầm Kha Nguyễn văn Đồng.
                Thơ Văn của Anh thanh-thoát trong sáng vô-cùng, biểu-lộ rõ cái hào khí của một người trai thời loạn “xếp bút nghiên theo nghiệp kiếm cung”, nhận biết nhiệm-vụ của mình, lên đường bảo vệ lý-tưởng quốc-gia tự-do dân-chủ.
                Mang bút-hiệu "định-mệnh" là Trầm Kha, Anh có rất nhiều đoản văn và bài thơ, nguyện rằng sẽ trả nợ kiếm cung. Bìa báo Đa-Hiệu 1971 có ghi 2 câu thơ trích ra từ một bài viết của Anh như sau:
Em phải biết một đời trai du-tử.
Có khi nao chôn kiếm ngủ bên trời.
                Tội nghiệp người yêu Trầm Kha lúc đó, không biết người hùng trong mộng của mình đã ra đi ngày 19-1-1974. Anh “chôn kiếm ngủ bên trời“ biển Hoàng-Sa!
                Trong khi tìm lại những di-sản văn-hoá mà Nguyễn văn Đồng đã để lại cho đời , chúng tôi còn thấy một bức “tự hoạ” ghi đầy đủ cuộc đời quyết chí hiến dâng cho Tổ-Quốc Việt-Nam. Bức hình gói ghém từng giai-đoạn cuộc đời một SVSQ hiện-dịch núi cao Lâm-Viên, rồi tập-tành hải-nghiệp và ước vọng hải-hồ trên chiến-hạm, xông-pha ngoài biển cả.
Lẽ tử sinh một đời người đóng gọn trong cái khung chật hẹp “trầm kha” TK đinh-mệnh... Anh sớm ra đi vào lòng biển quê-hương, trong lứa 25, 26 tuổi xuân-xanh..
 
                Một Sĩ-Quan cùng phục-vụ chiến-hạm HQ 5 với HQ Trung Úy Nguyễn Văn Đồng đã ghi lại ít dòng về giờ phút cuối của Anh như sau:
                ... Trận hải-chiến với HQ Trung Cộng thật ác-liệt ... Khẩu đại-pháo trước mũi bị nhiều đạn nhất, một trái đạn trúng ngay pháo tháp, hệ thống điều khiển bằng điện bất khiển dụng. HQ Tr/úy Nguyễn văn Đồng, xuất thân trường Võ Bị Đa Lạt. Trong vài tài liệu có người viết là Th/úy cũng đúng vì chỉ mới nhận được lệnh thăng cấp trước khi rời Đà-Nẵng ra vùng hành quân 2 hôm) chết ngay trong pháo tháp...  Công Điện báo cáo sơ kết về BTL/HQ/V1DH và BTL/HQ, ghi-nhận HQ Tr/úy Nguyễn Văn Đồng tử trận tại nhiệm-sở, trong khi làm trưởng khẩu hải-pháo 127 ly.
            Tr/Úy Đồng khoá 24 VBDL chọn lựa phục-vụ quân-chủng Hải Quân. Thỉnh thoảng  anh có viết cho tập san Đa Hiệu và báo ngoài quân đội một vài truyện ngắn và thơ dưới bút hiệu Trầm Kha. Tài liệu hầu hết đều ghi là Th/Úy. Lý do anh mới được thăng cấp Tr/Úy 2 hôm trước khi tàu ra vùng hành quân, chưa được gắn lon. Anh và Tr/Úy Lê Viết Phú  cùng khóa, cùng thuyên chuyển xuống HQ5, thăng cấp cùng ngày. Cả hai đều ở chung phòng ngủ với tôi nên tôi nhớ rõ.
            Vị Sĩ-quan dồng-đội cùng chiến-hạm, lại chung phòng ngủ với Tr/Úy Đồng còn viết thêm: Riêng tôi được đại diện cho HQ5 cùng với Tr/úy Trương sĩ Tam, cùng khóa, lúc đó đang là Trưởng phòng Nhân viên CCYT/TV/DN (nay ở Orange County, CA), đến gia đình phúng điếu và tiễn đưa anh đến nghĩa trang Hòa Khánh, Đà Nẵng. Và, hình ảnh người cha đón xác con là Tr/úy Nguyễn văn Đồng, mái tóc bạc cúi xuống mái tóc xanh: “Ba đi lính cả đời mới lên đến Thượng sĩ, con lên lon làm chi mà mau quá vậy, mới mang Trung úy có 2 ngày đã lên Đại úy, để bây giờ cha con mình vĩnh viễn không còn được gặp nhau…”.

 
Tiểu-Sử Anh-Hùng
Cố HQ Trung-úy Nguyễn-Phúc-Xá Khu-Trục-Hạm Trần Khánh Dư HQ4
Trích thư của người em ruột cố HQ Trung-Úy Ngyễn Phúx Xá khi viết vế người anh của mình như sau:
Anh Nguyen Phuc Xa sanh ngay 18 thang 11 nam 1950 tai lang Dinh Xa, tinh Ha Nam, Viet Nam. La nguoi con thu 3 trong gia dinh co tat ca la 4 anh chi em.
Anh Nguyen Phuc Xa co thu huan Quân Sự tai Trung Tam Huan Luyen Van Kiep nam 1969, sau do ve phuc vu tai Bo Tu Linh Hai Quan dưới quyền Dai Ta Nguyen Van Tai, Chanh Van Phong Tu Linh.
Sau khi thi dau Tu Tai II nam 1970, anh Xa duoc gui di thu huan tai Trung Tam Huan Luyen Hai Quan Nha Trang khoa 24 ( De Nhi Song Ngu). Ra truong nam 1973, phuc vu tren Chien Ham nổi tiếng cua HQVN là Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4.
Anh Xa la nguoi hien lanh, it noi nhat trong gia dinh. Co quen mot ban gai trong luc thu huan tai Nha Trang, du dinh se lam dam hoi/cuoi cuoi nam 1974, nhung so phan ngan ngui da hy sinh trong cuoc Hai Chien Hoang Sa.
Anh Xa da duoc cai tang tai Nghia Trang Mac Dinh Chi ngay 30 thang 12 nam 1973 (Am Lich), sau do den nam 1979 phai doi di va duoc hoa tang, tro cot duoc mang vao Chua Thich Ca (gan truong Trung Hoc Le Bao Tinh) o duong Truong Minh Giang (bay goi doi la Le Van Si).
Cố HQ Trung-úy Nguyễn-Phúc-Xá là môt sĩ-quan hiền và giỏi, tác-phong đứng-đắn, được các Đơn-Vị-Trưởng khen ngợi và tin-tưởng.
Cầu nguyện cho Anh yên nghỉ nơi thiên-đường.


Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng
(Hy-sinh khi Xung phong tiếp đạn cho HQ-4)
 
Tường thuật của BH Nguyễn Châu & Nguyễn Trâm (Monday, February 18, 2008) để tưởng nhớ Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng và các anh linh chiến sĩ VNCH đã tử trận trong cuộc hải chiến Hoàng Sa
Trong lúc 2 bên đang giao tranh dữ dội, quay mặt lại, tôi thoáng thấy Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng bị thương khá nặng, đang được anh em dìu vào phía trong. Cuộc hải chiến tiếp tục mãi cho đến 30 phút sau mới chấm dứt.
Khi HQ-4 đang trên đường xuôi Nam thì Biệt Hải Nguyễn Văn Vượng từ trần. Một phần vì vết thương anh quá nặng, phần nữa vì trên tầu thiếu phương tiện và thuốc men cấp cứu nên anh đã vĩnh viễn ra đi, để lại người vợ cưới chưa được bao lâu và đứa con chưa tròn năm tuổi. Cuộc hải chiến hào hùng của các chiến sĩ Hải Quân, các toán Hải Kích Người Nhái và toán Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974 đã nói lên ý chí và sự quyết tâm của người lính QLVNCH, quyết chiến đấu để giữ gìn lãnh hải do Tiền Nhân để lại, không bao giờ sợ hãi trước đoàn quân xâm lăng của Trung Cộng.

  
Hoàng Sa Nguyễn Tấn Sĩ
Tâm tình của  gia-đình tử sĩ
 Nguyễn Tấn Sĩ 1946-1974        
Lời toà soan :Lướt Sóng
Trong lá thư của gia đình Tr Sĩ CK Nguyễn Tấn Sĩ, anh hùng của trận Hoàng Sa. có ghi lại những giây phút bang hoàng của gia đình khi được báo tin người thân của mình đã hy sinh , vĩnh viễn nằm trong lòng biển mẹ. Ðặc biệt là tấm hình cùng giấy khai tử của Liệt Sĩ Nguyễn Tấn Sĩ.. Xin chân thành cảm ơn ÔB Nguyễn Hoàng đã gửi cho và hưởng ứng lời kêu gọi của Cựu HQVN đã cố công tìm kiếm bằng được những giấy tờ, hình ảnh vô cùng quý hoá này.
Ghi lại những chứng tích cho những thế hệ sau một cách chính xác và trung thực là bổn phận của những người còn lại .
LS mong được toàn thể đọc giả và nhất là  thân nhân của các gia đình Liệt Sĩ Hoàng Sa hưởng ứng. 
Một lần nữa xin đa tạ quý vị đã tận tụy giúp đỡ cho LS trong cộng tác này.
Lướt Sóng xin trang trọng phổ biến lá Tâm Thư này cùng tài liệu , hình ảnh của Tr Sĩ CK nguyễn Tấn Sĩ  để tưởng nhớ những đứa con của biển cả đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 Tháng 1 Năm 1974 mỗi độ Xuân về…..
                                                                                          Lướt Sóng
Kính gửi Ðặc San Lướt Sóng,
Chúng tôi vô cùng cảm động trước lời đề nghị của quý tòa soạn. Tôi sẽ tường thuật lại những gì mà tôi còn nhớ được trong những khoảnh khắc mà gia đình tôi nhận được hung tín.Ðó là ngày mồng 10 ( qua Tết được chín ngày)., hai vợ chồng người bạn thân đến nhà chơi, chúc tết gia đình. Trong khi người chồng ngồi nói chuyện với ba má tôi ở phòng khách, cô bạn tôi ra sau bếp nói chuyện với tôi…, cuối cùng trước khi bước ra phòng khách để rủ chồng đi về, cô chợt hỏi:
-Anh Sĩ đi chiếc tầu số mấy ?
Tôi trả lời :
-Số 10.
Cô bèn nói:
-Tao nghe hình như chiếc số 10 bị chìm mà? Nói xong cô lật đật bước ra phòng khách hỏi chồng:
-Anh, phải chiếc số 10 bị chìm không?
            Ba má tôi và tôi lúc đó vô cùng bang hoàng.
Ông chồng lúc đó lật đật nói:
-Ðể ngày mai anh vô sở hỏi lại cho rõ, không chắc !
            Linh tính như có điều không may xẩy đến cho gia đình, có thể hai vợ chồng cô bạn sợ nói những điều không may đến cho gia đình nhất là trong dịp đầu năm nên xin cáo từ tức khắc…Xin nói rõ, người chồng làm ở Bộ TTM, còn cô bạn tôi thì làm ở Tổng đài điện thoại HQ trong HQCX. Ðiều đó qủa thật là bất ngờ đối với tôi và gia đình.. Trong nhà chỉ có tôi là người duy nhất biết anh tôi đã đi trên con tầu định mệnh đó mà thôi. Từ khi ra trường và thuyên chuyển đi bất cứ nơi nào anh đều nói cho tôi biết..
       Chiếc Nhật Tảo vừa mới tiểu kỳ hay đại kỳ ở HQCX xong. Ðiều bất ngờ đến với tôi là anh tôi đã lên đường đi Hoàng Sa mà tôi không hay biết.
            Hôm sau đi làm, tôi điện thoại ngay cho mấy người quen làm việc ở BTL/HQ/P. Xã hội và biết đích xác như vậy. Mấy cô bạn tôi nói:
-Nếu biết mày có người nhà đi trên chiếc HQ 10, tụi tao đã để cho mày ra Ðà Nẵng để hỏi tin tức rồi. Vì phòng Xã Hội đã phối hợp với K.CTCT ra ủy lạo ở ngoài đó.
Tôi lấy làm tiếc vì mọi người đã lên đường ra ngoài đó rồi. Chỉ còn cách ngồi chờ các người bạn đó cho biết tin tức khi trở về mà thôi! Lúc đó tôi hay tin chiếc Nhật Tảo bị bắn cháy, còn chìm thì chưa ai biết! Vì lúc đó mọi người trên chiếc Nhật Tảo đã xuống bè đào thoát rồi.
     Suốt ngày ngồi làm việc mà lòng dạ bồn chồn không yên…vì chờ điện thoại của các bạn làm việc bên phòng Xã Hội gọi cho biết tin tức về số phận hẩm hiu của chiếc Nhật Tảo mà thôi…!
Tôi không nhớ hôm đó là ngày thứ mấy nữa, đến trưa một cô bạn cho biết:
-Chiều nay, mày đến Bệnh Viện HQ, số người đào thoát của HQ 10 và một số thương bệnh binh khác sẽ được đưa về bệnh viện khoảng 2 giờ chiều, Mày có thể gặp trực tiếp và hỏi chính xác về tin tức của anh mày.
Lúc đó tôi đang làm việc ở bên trại Cửu Long.. Tôi vội vàng đến bệnh viện HQ và chứng kiến cảnh các người hùng ở Hoàng Sa trở về. đang được cấp phát quân trang mới…Tôi được cô bạn là Thượng Sĩ Xã Hội đón tôi tại cửa bệnh viện. Cô ta đứng ngày cửa phòng và nói lớn:
-Ở đây ai đi chiếc 10, có người nhà muốn hỏi thăm ?
Nỗi lo âu, buồn bã, hồi hộp tràn ngập trong tôi. Vì tôi chợt hiểu là nếu có anh hai tôi trong số này, anh đã chạy lại và nhận ra em gái mình rồi chứ? Tim tôi đau nhói, nước mắt đã tuôn trào từ lúc nào !
Mọi người nghe hỏi đã chạy đến vây quanh tôi.. Cô bạn tôi hỏi:
-Chị tìm ai?
-Tôi trả lời: anh Sĩ, Cơ Khí
Mọi người tự động lảng ra hết.Có một người chỉ tay vào anh bạn trẻ và nói:
-Chị hỏi thằng này nè. Nó cũng Cơ khí.
Lúc đó chỉ còn tôi và anh bạn trẻ đó mà thôi.
Anh ta tự giới thiệu tên là Hà, quê ở Long An. Anh nói:
-Xin lỗi, chị là thế nào với anh Sĩ
Tôi trả lời
-Tôi là em ruột..
Anh mới tuần tự kể cho tôi nghe mọi diễn tiến ..trong lúc tai tôi lùng bùng, giọng anh đều đều nói:
-“Tôi và nó chơi thân với nhau. Tôi ở hầm máy sau, anh Sĩ ở hầm máy trước và tầu bị bắn tê liệt hầm máy trước..”
Tôi đã hiểu tất cả rồi. Tôi cảm ơn anh ta và bước đi không còn vững nữa !!
Về nhà ba má tôi hỏi:
-Có tin tức gì của nó không?
Tôi cứ nói quanh co:
-Ðể từ từ con hỏi. chưa rõ lắm. Nghe thì hình như vậy. Có một số người được cứu thoát và còn đang điều trị ở bệnh viện Ðà Nẵng.
Tôi cứ tìm cách nói quanh và  tiếp tục để ba má tôi hy vọng…! Mỗi ngày tôi lại bồi thêm một chút….cứ thế tiếp tục. Thỉnh thoảng tôi nói thêm vài lời để ba má tôi đừng nuôi hy vọng nữa!
Nhưng đối với các người thì chưa thấy được xác con thì có nghiã là …vẫn còn ..chưa chết!. Mặc dù Ðề Ðốc Tư Lệnh HQ đã gửi thư chia buồn đến gia đình…và đã có giấy tờ lãnh tiền tử tuất
Ngày tôi đưa mẹ tôi đến BTL/HÐ để ký giấy và nhận sổ cấp dưỡng, mẹ tôi đã khóc không bút mực nào kể xiết! Vì đã hìẻu rằng :”Con bà đã vĩnh viễn nằm trong lòng đại dương giá buốt rồi”
Nhưng còn sống là vẫn còn hy vọng, mẹ tôi vẫn nghĩ như vậy cho tới lúc lâm chung…


[1] Tác giả Cao Văn Hở, tiến sĩ kinh tế, Georgetown University, Washington D.C., Hoa Kỳ, 1973. Thứ trưởng Tài chánh, thành viên Ủy ban Quốc gia Dầu Hỏa tại Việt Nam trước 1975. Hiện định cư tại California, Hoa Kỳ.
[2] Trung-Úy CK/HHTT Huỳnh Duy Thạch là Tử-Sĩ Hoàng-Sa. Không một ai giám coi Vị Anh-Hùng này là Chiến-Sĩ Vô-Danh. Gia-đình của Ông, Bạn bè của Ông, đồng-đội của Ông và Đồng-bào Việt-Nam vẫn nhớ đến Ông.
Chính-quyền VNCH đã mất từ 1975, nhưng danh dự của Anh-hùng phải được phục hồi và tôn vinh. Những người còn sống hôm nay như chúng ta, đều có bổn-phận ghi chép lại tên tuỏi Ông cùng những Anh-hùng Hoàng-Sa khác một cách đầy-đủ để lưu-truyền hậu-thế.

No comments: